| Hotline: 0983.970.780

Người dân tự nguyện giao nộp cá thể khỉ vàng quý hiếm

Thứ Năm 17/05/2018 , 18:05 (GMT+7)

Sáng 17/ 5, thông tin từ Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) cho biết, đơn vị này vừa phối hợp với Hạt Kiểm lâm thành phố Đồng Hới tiếp nhận 1 cá thể khỉ vàng quý hiếm để tiến hành chăm sóc, cứu hộ.

Sau khi được truyên truyền, vận động anh Nam đã tự nguyện giao nộp lại cho Hạt kiểm lâm

Được biết, cá thể khỉ vàng nói trên do anh Nguyễn Lương Nam (trú tại Tổ dân phố 13, phường Nam Lý, TP Đồng Hới) mua từ một người dân rồi mang về nhà nuôi để làm cảnh từ đầu năm 2018. Sau khi được truyên truyền, vận động anh Nam đã tự nguyện giao nộp lại cho Hạt kiểm lâm TP Đồng Hới.

Khỉ vàng có tên khoa học là Macaca mulatta, là loài động vật được lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu của các đề tài khoa học cũng như kiểm định chất lượng, thử nghiệm tiền lâm sàng nhiều sản phẩm sinh học và văcxin chống bệnh bại liệt, viêm gan A, thuốc phòng chống virút H5N1, làm vật mẫu, đối tượng nghiên cứu khoa học… Đây là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB theo quy định tại Nghị định 32/ 2006/ NĐ - CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ quy định về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Tại thời điểm tiếp nhận, cá thể khỉ vàng kể trên có trọng lượng 400 g và có biểu hiện suy giảm tập tính hoang dã. Được biết, các bác sỹ thú y của Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ tiến hành chăm sóc, theo dõi và phục hồi tập tính hoang dã; khi đủ điều kiện sẽ thả về môi trường tự nhiên.

Hành động tự nguyện giao nộp động vật hoang dã để cứu hộ và thả về môi trường tự nhiên của anh Nguyễn Lương Nam đã đóng góp một phần rất quan trọng vào nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam nói chung và Quảng Bình nói riêng./.

Xem thêm
Gần 3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi Quảng Ninh khôi phục tốt

3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi của Quảng Ninh, nhất là đàn gia cầm tăng mạnh, cơ bản khôi phục sản xuất so với trước bão.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Đưa giống sắn mới HL-RS15 vào canh tác tại Tây Nguyên

Hội thảo giới thiệu giống sắn mới HL-RS15 và quy trình, kỹ thuật canh tác vừa được tổ chức tại vựa sắn huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai).