| Hotline: 0983.970.780

Người dân tự nguyện hiến đất làm đường giao thông

Thứ Ba 10/07/2018 , 07:50 (GMT+7)

Tháng 11/2011, UBND huyện Con Cuông (Nghệ An) tổ chức khởi công xây dựng đường giao thông xã Mậu Đức đi xã Thạch Ngàn với tổng vốn đầu tư hơn 52,6 tỷ đồng, dài hơn 10km, kết cấu đường cấp VI miền núi, thời gian thi công 24 tháng.

Tuyến đường đi qua xã 6 thôn, bản của xã Mậu Đức, gồm Thống Nhất, Nà Đười, Kẻ Nóc, Kẻ Sùng, Kẻ Trằng, Kẻ Mẻ với 243 hộ hai bên tuyến đường bị ảnh hưởng.

13-46-08_dsc09078
Con đường rải nhựa vừa làm xong, bà con chưa kịp rào chắn lại nhà cửa, vườn tược

Do suy thoái kinh tế và Chính phủ chủ trương hạn chế đầu tư công, từ năm 2011 đến 2017, nguồn kinh phí cho công trình mới được bố trí 15 tỷ đồng, thi công được 2km thuộc địa phận xã Thạch Ngàn. Ngân sách tỉnh, huyện cũng chưa cân đối được để đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư nên tốc độ thi công tuyến đường khá ì ạch.

Đầu năm 2017, xã Mậu Đức tham mưu cho huyện Con Cuông lấy ý kiến nhân dân về việc tiếp tục thi công tuyến đường, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, gắn với việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Trên cơ sở đó, xã đã vận động người dân hiến đất, hiến cây và các tài sản gắn liền với đất, các công trình xây dựng kiên cố trên tuyến đường đi qua.

Đảng ủy xã Mậu Đức quyết định thành 2 tổ, tổ 1 do Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐND Hà Mạnh Linh làm tổ trưởng vận động người dân các bản Kẻ Sùng, Kẻ Trằng, Kẻ Mẻ. Tổ 2 do Phó Bí thư - Chủ tịch UBND xã làm tổ trưởng vận động các bản Thống Nhất, Na Đười, Kẻ Nóc, bắt đầu từ các gia đình đảng viên thuộc 6 chi bộ. Chính từ sự gương mẫu của các đảng viên đã dấy lên phong trào tự nguyện hiến đất, hiến cây, tự tháo dỡ các công trình và tài sản trên đất.

Các hộ đảng viên đi đầu, là hộ bà Quang Thị Xuân, Vi Tiền Phong ở bản Na Đười tự nguyện hiến đất, cây, bờ rào trị giá 100 triệu đồng; hộ ông Võ Trọng Thắng ở thôn Thống Nhất hiến 20m2 đất gần trung tâm thị tứ và bờ rào, hàng chục cây ăn quả; hộ ông Lang Văn Cơ ở bản Kẻ Nóc, hộ ông Lang Văn Chiến bản Kẻ Sùng, hộ ông Lô Văn Sỹ bản Kẻ Trằng hiến 150m2, 108m bờ rào và 10 cây ăn quả.

Tổng diện tích hiến đất là 28.265 m2; 5.100 cây ăn quả các loại; 142 m2 mái tôn và hơn 3.700 m bờ rào, giá trị hơn 2,5 tỷ đồng. UBND xã và nhân dân đã giao mặt bằng cho UBND huyện và chủ đầu tư thi công hơn 2 tháng nay, nhà thầu đã thi công được hơn 5km đường.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm