| Hotline: 0983.970.780

Người dân xã Tân Hiệp B đóng góp 120 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Thứ Hai 25/03/2024 , 17:52 (GMT+7)

Kiên Giang Tân Hiệp B là xã đầu tiên của huyện Tân Hiệp đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, với sự chung sức, đồng lòng của người dân, góp của góp công xây dựng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung (thứ 3 từ phải sang) trao quyết định công nhận xã Tân Hiệp B đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao cho đại diện chính quyền xã. Ảnh: Trung Chánh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung (thứ 3 từ phải sang) trao quyết định công nhận xã Tân Hiệp B đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao cho đại diện chính quyền xã. Ảnh: Trung Chánh.

Sáng 25/3, UBND huyện Tân Hiệp đã tổ chức lễ công bố quyết định công nhận xã Tân Hiệp B đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung tới dự và trao quyết định công nhận.

Xã Tân Hiệp B thuộc huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang), là một xã có đông đồng bào theo tín ngưỡng các tôn giáo (chiếm 97%), trong đó Công giáo chiếm 51%. Xã có diện tích tự nhiên là 3.401ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 2.962ha, chủ yếu sản xuất lúa 3 vụ/năm và trồng rau màu, cây ăn quả.

Từ nền tảng xã nông thôn mới (NTM) được công nhận năm 2015, xã Tân Hiệp B đã tập trung nguồn lựcthực hiện Bộ tiêu chí NTM nâng cao và đã về đích trước kế hoạch 1 năm, trở thành điểm sáng trong phong trào xây dựng NTM ở huyện Tân Hiệp.

Ông Nguyễn Minh Lành, Chủ tịch UBND xã Tân Hiệp B cho biết, xã xác định rõ xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng, người dân là chủ thể và là người thụ hưởng kết quả từ chương trình. Do đó, để thực hiện đạt kết quả cao thì người dân phải thông suốt và đồng tình hưởng ứng một cách tích cực.

Ông Nguyễn Minh Lành, Chủ tịch UBND xã Tân Hiệp B cho biết, xã đã tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất theo hướng hiện đại, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Nguyễn Minh Lành, Chủ tịch UBND xã Tân Hiệp B cho biết, xã đã tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất theo hướng hiện đại, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập. Ảnh: Trung Chánh.

Xây dựng NTM nâng cao là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, làm cho bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới, xã đã tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất theo hướng hiện đại, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập.

Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, hệ thống giao thông, thủy lợi hoàn chỉnh, hệ thống kênh mương được kiên cố hóa, đáp ứng yêu cầu sản xuất và phục vụ dân sinh. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, nhằm giải quyết việc làm, góp phần ổn định đời sống người dân. Đến năm 2023, thu nhập bình quân đầu người trong xã đạt hơn 73,5 triệu đồng/người/năm.

Để đạt chuẩn NTM nâng cao, giai đoạn 2021 - 2025, xã đã huy động, lồng ghép các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó vốn ngân sách Trung ương là trên 5,4 tỷ đồng (đầu tư 10 công trình), ngân sách tỉnh gần 30 tỷ đồng (đầu tư 7 công trình), vốn Nghị định 35/2015/NĐ-CP, NĐ 62/2019/NĐ-CP và nguồn cấp bù thủy lợi phí hơn 10,6 tỷ đồng, nạo vét kênh, mương, thủy lợi nội đồng, đầu tư cống bơm, cầu, đường. Đặc biệt, vốn huy động trong nhân dân khoảng 120 tỷ đồng đầu tư nhà xưởng, trang thiết bị phục vụ nông nghiệp, hiến đất làm đường.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Biến rác thải thành điểm tham quan hấp dẫn

QUẢNG NINH HTX Green Life Hạ Long đã trở thành điểm tham quan, trải nghiệm lối sống xanh của rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài khi đến với Quảng Ninh.

5 điểm bán sản phẩm OCOP phục vụ giỏ quà tết tại Kiên Giang

Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đến nay đã thành lập được 5 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, với hàng trăm giỏ quà tết được tiêu thụ mỗi ngày.

Bình luận mới nhất