| Hotline: 0983.970.780

Người nuôi lợn hãy bình tĩnh, đừng vội 'tháo chạy'

Thứ Sáu 28/04/2017 , 07:35 (GMT+7)

Sáng 27/4, Sở NN-PTNT Hà Nội tổ chức Hội nghị bàn giải pháp ổn định chăn nuôi lợn trên địa bàn Thủ đô...

Khi thị trường lợn hơi lâm vào cuộc khủng hoảng giá chưa từng có trong lịch sử, tại nhiều vùng quê, người chăn nuôi đang bán tháo lợn bằng mọi giá không khác gì cuộc tháo chạy trên sàn chứng khoán, song cơ quan chức năng kêu gọi người chăn nuôi cần bình tĩnh để có những quyết định thiệt hại ít nhất.

Sáng 27/4, Sở NN-PTNT Hà Nội tổ chức Hội nghị bàn giải pháp ổn định chăn nuôi lợn trên địa bàn Thủ đô trước mắt cũng như trong thời gian tới.

15-42-52_20170418_1415040
Về lâu dài người chăn nuôi lợn nên phát triển theo chuỗi khép kín để chủ động đầu ra

Theo chia sẻ của ông Tạ Văn Tường, Giám đốc Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội, vừa đi thăm một vòng các vùng, xã nuôi lợn trọng điểm, ông nhận thấy người dân đang bán tháo lợn thịt, lợn con bằng mọi giá trong tình cảnh hoang mang, hoảng loạn. Nhiều nơi, do không còn tiền mua thức ăn chăn nuôi, trong khi các đại lí cám sợ mất vốn nên tạm dừng bán chịu nên bà con chuyển sang cho lợn ăn cám gạo, cám rau cầm hơi.

Giữa thời điểm nước sôi lửa bỏng này, lãnh đạo ngành nông nghiệp Hà Nội và một số hộ nuôi lợn có thâm niên khuyến nghị, kêu gọi bà con chăn nuôi cần bình tĩnh trở lại, tránh tình trạng bán đổ, bán tháo ồ ạt khiến thị trường càng trở nên trầm trọng hơn.

Đầu tiên, nhân cơ hội này các hộ nuôi lợn nái cần loại bỏ không thương tiếc những con nái kém chất lượng, nái già, chỉ giữ lại những con nái chất lượng tốt, tỉ lệ đẻ cao, có triển vọng. Bên cạnh đó, cũng chỉ giữ lại những con heo sữa thật sự tốt, những con còi cọc, sức khỏe kém nên loại bỏ.

Với lợn thịt, hộ nào nuôi số lượng ít, nếu lợn đến thời điểm xuất chuồng không bán được hoặc giá quá thấp hãy chở đến lò mổ thuê thịt và huy động anh em, họ hàng, làng xóm tiêu thụ giúp được chút nào hay chút đó. Với những hộ chăn nuôi lớn, nên chuyển sang bán bớt một phần lợn choai thành lợn quay, phần còn lại cố gắng cầm cự, với hy vọng thị trường sẽ tốt hơn.

Thực tế, hiện nhu cầu thịt lợn và lợn nái của Trung Quốc đang rất lớn do việc di chuyển và quy hoạch lại các vùng chăn nuôi của nước này. Vấn đề còn lại hiện nay chính là khơi thông thị trường thông qua con đường chính ngạch, nhưng chắc chắn phải mất một thời gian khá lâu nữa. Với tốc độ bán tháo và phá đàn như hiện nay, rất có thể trong vòng 5 - 6 tháng nữa, Việt Nam có thể sẽ lại khan hiếm thịt lợn.

Cũng tại hội nghị, trong khi về cơ bản các hộ chăn nuôi lợn đều lâm cảnh khốn cùng thì những chủ trang trại tự chủ từ thức ăn, con giống đến giết mổ, chế biến, tiêu thụ bớt thua lỗ hơn.

Đơn cử như HTX Chăn nuôi Hoàng Long (Thanh Oai - Hà Nội) hiện tự tiêu thụ được gần 30% sản lượng lợn thịt của trang trại thông qua hệ thống cửa hàng thực phẩm sinh học A - Z nên bớt lỗ hơn so với những đơn vị chỉ chăn nuôi lợn đơn thuần.

Hay như chia sẻ của ông Nhữ Đình Tú, Giám đốc Công ty CP Libeo, mặc dù giá lợn hơi trên thị trường chỉ trên dưới 20.000 đồng/kg, song đơn vị vẫn thu mua cho các trang trại nằm trong chuỗi của công ty với giá 35.000 đồng/kg. Hiện Lebio mỗi ngày tiêu thụ được 100 con lợn.

Bên cạnh đó, một số chuỗi thịt lợn sinh học, hữu cơ khác như: Yummy, Bảo Châu… về cơ bản vẫn giữ được sự ổn định, song sản lượng chỉ duy trì ở mức nhỏ. Do đó, theo khuyến cáo của lãnh đạo ngành nông nghiệp Hà Nội, thời gian tới sau khi cuộc khủng hoảng qua đi, các hộ chăn nuôi nên tiến hành tái cơ cấu lại theo hình thức chuỗi liên kết khép kín cũng như hướng tới làm thương hiệu để bán sản phẩm thịt cấp đông, thịt mát, từ đó tránh việc bị phụ thuộc hoàn toàn vào biến động của thị trường.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm