| Hotline: 0983.970.780

Người nuôi lợn khó khăn chồng chất

Thứ Ba 19/10/2021 , 17:08 (GMT+7)

TUYÊN QUANG Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát, đe dọa; trong khi giá lợn hơi hiện tụt xuống chỉ còn 29.000 - 33.000 đồng/kg, người người chăn nuôi khó khăn chồng chất.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tuyên Quang, tính đến giữa tháng 10, toàn tỉnh ghi nhận gần 4.700 con lợn mắc dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tại 215 thôn/53 xã của 7/7 huyện, thành phố. Hiện nay, DTLCP có chiều hướng lây lan, phát triển nhanh trở lại.

Chỉ tính từ đầu tháng 10 đến nay, toàn tỉnh có 10 xã/49 thôn/189 hộ với 1.783 con lợn bị mắc bệnh phải tiêu hủy, chiếm khoảng 40% số lợn bị mắc kể từ đầu năm đến nay.

Những địa phương có số lợn mắc DTLCP và phải tiêu hủy lớn nhất là huyện Hàm Yên với hơn 1.100 con/84 thôn/11 xã; huyện Yên Sơn với 324 con/24 thôn/11 xã; huyện Chiêm Hóa với 364 con/24 thôn/10 xã... Theo dự báo, từ nay đến cuối năm, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, DTLCP có thể tiếp tục lan rộng.

Dich tả lợn Châu Phi đang đẩy người chăn nuôi ở Tuyên Quang đứng trước 'khó khăn kép'. Ảnh: Đào Thanh.

Dich tả lợn Châu Phi đang đẩy người chăn nuôi ở Tuyên Quang đứng trước "khó khăn kép". Ảnh: Đào Thanh.

Ông Đào Duy Quý, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tuyên Quang cho biết, nguyên nhân chủ yếu của đợt bùng phát dịch trở lại lần này đó là do người chăn nuôi tập trung tái đàn trở lại ồ ạt. Trong khi việc kiểm soát con giống nhập về không được chặt chẽ, không rõ nguồn gốc, không khai báo với chính quyền cơ sở và không thực hiện chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.

Cùng với đó, việc kiểm soát giết mổ, mua bán, vận chuyển chưa thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định. Khó khăn nhất hiện nay là DTLCP chưa có vacxin tiêm phòng.

Ghi nhận trong đợt bùng phát DTLCP ở Tuyên Quang lần này, những nơi phát sinh dịch bệnh đều là những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh không được chú trọng. Trong khi đó, các trang trại chăn nuôi quy mô lớn hầu như không có dịch.

Trang trại chăn nuôi lợn của gia đình Nguyễn Ngọc Sáng, thôn Đông Thịnh, xã Đông Thọ (huyện Sơn Dương) được biết đến là trang trại lợn có quy mô lớn nhất huyện Sơn Dương. Trang trại với quy mô xây dựng trên 4 ha, 5 dãy chuồng khép kín, quy mô 1.000 con lợn thịt, 200 con lợn nái; quy trình chăn nuôi lợn siêu nạc theo hướng công nghiệp hóa.

Anh Nguyễn Ngọc Sáng cho biết, để sản phẩm chăn nuôi bảo đảm an toàn thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, quy mô chăn nuôi hàng hóa, gia đình anh đã áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP, hợp đồng với đơn vị tư vấn có đủ tư cách pháp nhân hướng dẫn trang trại về quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP

Chăn nuôi lợn bản địa, chú trọng công tác phòng trừ dịch bệnh là hướng đi mới được nhiều hộ chăn nuôi ở Tuyên Quang lựa chọn. Ảnh: Đào Thanh.

Chăn nuôi lợn bản địa, chú trọng công tác phòng trừ dịch bệnh là hướng đi mới được nhiều hộ chăn nuôi ở Tuyên Quang lựa chọn. Ảnh: Đào Thanh.

Từ việc nhập thức ăn, ra vào khu chăn nuôi, đến việc vận chuyển buôn bán, tiêu độc khử trùng đều được anh quán triệt nghiêm ngặt. Vì vậy, trong mấy đợt DTLCP bùng phát, trang trại của anh không bị ảnh hưởng.

Năm 2020, trang trại của gia đình anh Sáng thu lãi 20 tỷ đồng. Vụ lợn năm nay, dù lợn trang trại của anh Sáng an toàn, sạch bệnh nhưng anh vẫn gặp khó trong tiêu thụ cũng như giá thu mua.

Song song với ảnh hưởng của DTLCP, hiện nay giá lợn hơi ở Tuyên Quang xuống quá thấp. Giá lợn đang giao động ở mức chỉ mức từ 29.000 đến 33.000 đồng/kg khiến người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.

Một trong những nguyên nhân của việc giá lợn hơi xuống thấp là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến việc thông thương khó khăn, tiêu thụ tụt giảm rất mạnh. Cùng với đó, việc các địa phương tái đàn ồ ạt khiến nguồn cung vượt quá cầu. Thông thương khó khăn, giá lợn hơi xuống thấp lại thêm DTLCP bùng phát khiến người chăn nuôi ở Tuyên Quang lao đao.

Gia đình chị Đào Thị Yến, thôn Thanh Sơn, xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương hiện nay nuôi 1 con lợn nái và 10 con lơn thịt. Do có kinh nghiệm và biết được sự nguy hiểm của DTLCP với chăn nuôi lợn nên chị khá chặt chẽ trong việc phòng trừ dịch bệnh. Chị luôn chú trọng việc vệ sinh chuồng trại chăn nuôi; tiêm các loại vacxin phòng bệnh đúng định kỳ và hạn chế cho người lạ đến gần khu chăn nuôi.

Kiểm soát tốt nguồn con giống cũng như công tác tiêu độc khử trùng là một trong những yếu tố quan trọng để phòng chống dịch tả lợn Châu Phi bùng phát. Ảnh: Đào Thanh.

Kiểm soát tốt nguồn con giống cũng như công tác tiêu độc khử trùng là một trong những yếu tố quan trọng để phòng chống dịch tả lợn Châu Phi bùng phát. Ảnh: Đào Thanh.

Chị Yến cho biết, hiện nay người chăn nuôi như chị gặp nhiều khó khăn bởi giá lợn xuống quá thấp lại thêm DTLCP bùng phát. Với việc đầu tư cám, công chăm sóc thì giá lợn hơi phải hơn 40.000 đồng/kg người chăn nuôi nông hộ như gia đình chị mới hòa vốn, còn xuống thấp hơn sẽ lỗ vốn.

Vì tiếc công, tiếc của, nhiều hộ không muốn bán giá rẻ, nhưng với những con lợn có trọng lượng hơn 1 tạ, sức lớn đã chững lại thì càng nuôi sẽ càng lỗ vốn. Hơn nữa để lâu trong chuồng nếu dính DTLCP thì còn mất nhiều hơn nữa.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tuyên Quang, so với cùng kỳ năm 2019, 2020 thì số lượng lợn mắc bệnh và phải tiêu hủy do DLTCP thấp hơn rất nhiều. Cụ thể, so sánh với năm 2020 thì chỉ bằng 80% và năm 2019 thì chỉ bằng 41%. Tuy nhiên ngành Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tuyên Quang cũng khuyến cáo người dân không nên chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch chánh những thiệt hại đáng tiếc.

Bảo vệ đàn gia súc nói chung và đàn lợn nói riêng trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh và thời tiết, UBND tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo, quán triệt các sở, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, triệt để công tác phòng chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN-PTNT; chủ động triển khai các biện pháp kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển lợn giống và các sản phẩm của lợn trái phép từ bên ngoài vào địa bàn hoặc vận chuyển qua địa bàn; chuẩn bị đầy đủ phương tiện, vật tư, hóa chất để phòng chống dịch bệnh; ngành NN-PTNT phối hợp với các phường xã mở các lớp tập huấn tuyên truyên kiến thức, kỹ thuật về chăn nuôi an toàn sinh học đối với đàn lợn.

Xem thêm
Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Nông dân lo lắng vì giá lúa đông xuân sớm giảm mạnh

ĐBSCL Hiện một số nơi tại ĐBSCL đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân sớm nhưng giá lúa giảm từ 2.000 - 2.400 đồng/kg so với cùng kỳ.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.

Bình luận mới nhất