| Hotline: 0983.970.780

Người truyền lệnh giờ 'G' giải phóng Sài Gòn

Thứ Hai 30/04/2018 , 08:30 (GMT+7)

Nhắc đến lực lượng tình báo cách mạng Việt Nam làm nên chiến thắng 30/4/1975, truyền thông trong, ngoài nước thường nói đến “ông cố vấn” Vũ Ngọc Nhạ, hoặc “điệp viên hoàn hảo” Phạm Xuân Ẩn.  Song, có một người ít được nhắc đến...

Song, có một người ít được nhắc đến, từng là chỉ huy, góp phần rất lớn cho sự an toàn và những chiến công của Phạm Xuân Ẩn, đó là đại tá Nguyễn Văn Tàu (bí danh Tư Cang). Ông cũng chính là nhân tố bảo vệ cho Sài Gòn còn nguyên vẹn trong ngày 30/4 năm ấy.
 

Vinh dự với thời khắc lịch sử

Ngôi nhà của vợ chồng đại tá tình báo Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang) nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM, khá yên tĩnh. Năm nay vừa tròn 90 tuổi, là thương binh hạng 2/4, tuy không còn nhanh nhẹn, nhưng đại tá Tư Cang còn khá minh mẫn, và vẫn nhớ như in những năm tháng oanh liệt.

08-19-44_nh_1
Đại tá tình báo Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang)

Khuôn mặt phúc hậu, giọng nói dí dỏm, ông cười như biết lỗi khi đón tôi: “Chú xin lỗi vì lỡ hẹn mấy lần, chú làm trưởng ban liên lạc cùng lúc mấy hội cựu chiến binh của các đoàn thể. Hàng năm, cứ dịp này là họ lại tổ chức gặp mặt. Thời kháng chiến, chú bỏ bà ấy mấy chục năm, giờ chỉ muốn ngày nào cũng ở cạnh bả, nhưng anh em cũng cần mình”.

Tham gia cách mạng từ năm 1946, ở quê nhà Bà Rịa - Vũng Tàu, đại tá Tư Cang không chỉ có vốn kiến thức sâu rộng, mà còn thể hiện là người có nhiều tố chất phù hợp với hoạt động tình báo. Ngoài chỉ huy cụm tình báo H.63, ông còn là chính Chính ủy lữ đoàn 316 đặc công biệt động, mở đường tiến đánh Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Là người đã từng hoạt động tình báo trong lòng Sài Gòn nhiều năm, đại tá Tư Cang thuộc Sài Gòn như lòng bàn tay. Nhờ vậy mà trong chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn, Lữ đoàn 316 đặc công biệt động do ông làm Chính ủy, được Bộ Tư lệnh chiến dịch giao trọng trách đánh khởi đầu, mở đường cho các cánh đại quân tiến vào Sài Gòn. Sau khi điều nghiên, ông lên kế hoạch tác chiến, chia đơn vị ra nhiều cánh, phát huy sở trường ngón đòn đặc công “luồn sâu đánh hiểm”, đánh các trận mở đầu vào nội thành.

Các điểm trọng yếu mà các cánh quân của Lữ đoàn 316 phải đánh chiếm cho bằng được là Bộ Tổng tham mưu Sài Gòn, nhằm làm tê liệt tổ chức chỉ huy của địch ngay từ phút đầu. Ngoài ra, còn phải đánh vào hai trại Cổ Loa và Phù Đổng ở Gò Vấp, là căn cứ pháo binh và thiết giáp cho địch không liên kết dùng hỏa lực tiếp viện cho nhau. Đặc biệt quan trọng là phải đánh và chiếm giữ các cây cầu xung quanh Sài Gòn, mà cầu Rạch Chiếc là then chốt, không cho địch phá hoại, sẽ gây cản trở rất lớn cho các xe, pháo của các cánh đại quân tiến vào Sài Gòn. Nhiệm vụ nặng nề là vậy nhưng với tài thao lược của người Chính ủy dày dạn chiến trường, đại tá Tư Cang đã đưa ra phương án chỉ huy các mũi tiến công, luồn sâu ém quân an toàn.

Khi các đoàn quân thuộc Lữ đoàn 316 đã vào sát mục tiêu đúng theo kế hoạch thì đại tá Tư Cang cũng vừa nhận được thông báo giờ G của Bộ Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh cho toàn mặt trận là “0 giờ ngày 29/4”. Ông bồi hồi: “Lúc đó chú xúc động lắm, vinh dự lắm”.

08-19-44_nh_2
Vợ chồng đại tá Tư Cang

Ngay sau đó, ông khẩn trương thảo điện truyền mệnh lệnh “giờ G” cho các cánh quân của Lữ đoàn 316 mở màn tấn công giải phóng Sài Gòn. Đại tá Tư Cang kể, ông vẫn không quên cái cảm giác bồi hồi, xúc động trong giây phút lịch sử đó, ông thảo điện khẩn mà nước mắt rưng rưng. Không có mừng vui, hạnh phúc nào bằng. Bức điện mệnh lệnh chiến đấu ông soạn: “Giờ G” cho trận đánh, 0 giờ ngày 29/4”.

Nhưng, soạn xong, ông đọc tới đọc lui mấy lần, cảm thấy như có gì đó chưa ổn. Cuối cùng, ông ghi thêm: “Tức nửa đêm 28 rạng 29/4”. Lúc này ông mới gật đầu “Vì thời đó, cán bộ, chiến sĩ ta trình độ văn hoá còn kém, sợ không hiểu thì nguy, nên viết rõ ràng vầy cho chắc ăn” ông cười, hóm hỉnh.
 

Phải giữ Sài Gòn còn nguyên vẹn

Trong giờ phút quan trọng, cần quyết định thật nhanh, đại tá Tư Cang đã kịp nhận ra, cần phải bảo vệ nhà máy điện, nước, và quân nhu, không để địch phá huỷ, nếu không, hậu quả thật khó lường.

Sáng 27/4/1975, Đại tá Tư Cang chỉ huy lữ đoàn biệt động 316, đánh mở đường vào các cửa ngõ Sài Gòn, trong đó, có cây cầu Rạch Chiếc, một trong những cửa ngõ quan trọng vào Sài Gòn. “Đây là một trong những trận chiến ác liệt nhất khu vực cửa ngõ Sài Gòn. Mãi đến 5 giờ ngày 30/4, quân ta mới chiếm giữ được cầu Rạch Chiếc, đảm bảo đúng kế hoạch cho xe pháo của Quân đoàn 2 qua cầu lúc 7 giờ sáng, thẳng tiến đến dinh Độc Lập”, đại tá Tư Cang nhớ lại.

Sau khi cầu Rạch Chiếc được các đơn vị của Lữ đoàn 316 đánh chiếm, đảm bảo cho các cánh quân đi qua. Các chiến sĩ chưa kịp ngơi nghỉ sau 4 ngày đêm chiến đấu sinh tử, vất vả, không ai nghĩ rằng mình còn sống sót. Chiến trường còn la liệt các chiến sĩ thương vong giữa nghi ngút mùi thuốc súng. Khi đó, đại tá Tư Cang đã suy nghĩ mông lung: Nếu Sài Gòn không có điện, không có nước thì chắc chắn sẽ dẫn đến những hậu quả không thể nào lường trước được, kéo theo đó là bao phát sinh nguy hiểm có thể gây ra cho cuộc chiến thắng lịch sử này không trọn vẹn.

Một thoáng suy nghĩ, sau khi trao đổi với Ban Chỉ huy Lữ đoàn 316, đại tá Tư Cang liền chỉ thị cho đơn vị vừa chiếm giữ cầu Rạch Chiếc: “Tôi biểu dương thành tích đánh chiếm và giữ cầu của các đồng chí. Về nhiệm vụ tiếp theo cũng vô cùng quan trọng, để lại một tiểu đội chốt giữ cầu, quân số còn lại phân ra khẩn trương tiến chiếm và giữ nhà máy điện, nhà máy nước Thủ Đức và tổng kho quân nhu của địch. Tôi nhấn mạnh thêm: Các đồng chí cần giáo dục anh em nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ hai nhà máy điện và nước. Một thành phố đông dân cư như Sài Gòn vừa được giải phóng mà mất điện, không có nước dùng thì rối rắm như thế nào…”.

08-19-44_nh_3
08-19-44_nh_4
Đại tá Tư Cang vẫn còn rất minh mẫn để đọc báo, chăm sóc vườn cây

Vào đến Sài Gòn, một trong những điểm của nguỵ quân cần khống chế ngay, đó là Bộ Tổng tham mưu của chúng. “Cơ quan tổng tham mưu của quân đội Sài Gòn đồ sộ thật. Con đường tráng nhựa rộng rãi thẳng tắp dẫn đến một sân rộng. Trên cột cờ cao trước tòa nhà chính, gió đang thổi tung lá cờ Mặt trận giải phóng. Lá cờ này do một cán bộ tình báo bí số K30, trong vai một thượng sĩ làm việc nhiều năm tại Phòng II Bộ Tổng tham mưu, kéo lên”, đại tá Tư Cang kể.

Ông được K30 đưa đến phòng làm việc của tướng Tổng tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn. Tại đây, ông phát hiện một danh sách các cán bộ của ta mà Mỹ - Ngụy cất công điều tra, theo dõi. Mỗi người được dán trên một bảng nhỏ, treo trên tường, trong một căn phòng bí mật. Trong đó có cả tên đại tá Tư Cang. Tuy nhiên, chúng chưa có được bao nhiêu thông tin về ông, chưa nhận diện khuôn mặt ông. Ngoài vài dòng: “Tư Cang, Phó Chính ủy tình báo Miền, người trắng trắng, cao cao, có đặc điểm bắn súng bằng hai tay rất giỏi, yêu thích văn nghệ. Quê quán: Chưa xác định. Gia đình: chưa xác định”. Phần dán ảnh còn trống.

“Chúng biết về chú là do một kẻ chiêu hồi khai báo, đặc biệt là khi chú được cấp trên giao nhiệm vụ Phó Chính ủy Phòng Tình báo Miền. Chúng biết chú là con cá “bự” nên ráo riết truy lùng, treo thưởng rất lớn cho ai cung cấp manh mối về chú. Nhưng chú rất cẩn thận, thậm chí, gặp vợ con cũng không dám nhận”, ông Tư Cang bồi hồi nhớ lại.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm