| Hotline: 0983.970.780

Nguồn nước Ô Môn – Xà No và Nam Măng Thít đảm bảo chất lượng tưới

Thứ Tư 13/05/2020 , 08:50 (GMT+7)

Theo Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam, nguồn nước tại các hệ thống Ô Môn – Xà No, Nam Măng Thít đã đảm bảo chất lượng tưới, nhưng hạn mặn vẫn đang gay gắt.

Một tuyến kênh thuộc hệ thống công trình thủy lợi Ô Môn - Xà No. Ảnh: HEC II.

Một tuyến kênh thuộc hệ thống công trình thủy lợi Ô Môn - Xà No. Ảnh: HEC II.

Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam cho biết, trong kỳ quan trắc ngày 24/4/2020 tại hệ thống công trình thủy lợi Ô Môn – Xà No, kết quả cho thấy chưa có sự xuất hiện của ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vi sinh cũng giảm so với kỳ thực đo trước. Nguồn nước tại 13/13 vị trí quan trắc xếp loại chất lượng nước tốt, phù hợp với đa số các mục đích sử dụng theo kết quả tính chỉ số chất lượng nước (WQI).

Độ mặn tuy không cao nhưng có xu hướng tăng nhẹ trên toàn hệ thống. Thành phần giá trị tổng chất rắn lơ lửng (TSS) và độ đục có xu hướng giảm ở đa số các vị trí, trừ hai vị trí OX5 (kênh KH8, gần kênh Tô Ma) và OX10 (cống Xẻo Xào) tăng mạnh, vượt ngưỡng giới hạn cho phép.

Nhìn chung tại thời điểm quan trắc, ô nhiễm dinh dưỡng chưa xảy ra ở hầu hết các vị trí. Tuy nhiên, hàm lượng nitrit tại một số vị trí vượt ngưỡng khá cao như vị trí OX7 (giao giữa kênh lộ 62 và KH9), OX9 (Cống KH8-C) và OX13 (cầu Đoàn Kết, TP. Vị Thanh), cần khuyến cáo người dân lưu ý khi sử dụng nước trực tiếp.

Dự báo trong thời gian tiếp theo, nhìn chung chất lượng nước dựa trên các yếu tố dự báo đảm bảo phục vụ cho tưới tiêu. Một số khu vực nội đồng giáp nước, và khu vực tập trung đông dân cư như các vị trí OX10, OX5, OX7, và khu vực sau các cống đóng ngăn mặn khu vực huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang như vị trí OX8 (cống KH9-C), chất lượng nước xấu hơn khu vực các trạm còn lại.

Hiện đang trong mùa khô, nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn diễn ra gay gắt. Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam đề nghị các địa phương trong hệ thống thủy lợi Ô Môn – Xà No theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và tình hình xâm nhập mặn để có các biện pháp vận hành công trình lấy nước phục vụ sản xuất hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo được môi trường nước.

Tại hệ thống thủy lợi Nam Măng Thít, các kết quả quan trắc cho thấy nguồn nước đang có dấu hiệu tích tụ ô nhiễm dinh dưỡng tại các vị trí cống ngăn mặn hơn là các vị trí khác.

Cần lưu ý khi sử dụng nước trực tiếp ở một số vị trí có ô nhiễm dinh dưỡng cao như MT7 (rạch Cần Chông), MT9 (cống Trà Cú) và MT10 (cống La Ban).

Tại thời điểm quan trắc nhìn chung các vị trí chưa ghi nhận ô nhiễm hữu cơ, tuy nhiên hàm lượng oxy hòa tan tại một số vị trí cống ngăn mặn còn khá thấp.

Kết quả quan trắc ngày 24/4/2020 cho thấy hàm lượng Clorua có xu hướng giảm, trừ một số vị trí MT1 (đầu sông Trà Ngoa), MT4 (Càng Long) và MT12 (Trà Ôn).

Tuy nhiên, ở các cống ngăn mặn hàm lượng Clorua vẫn còn ở mức khá cao và vượt ngưỡng giới hạn cho phép, cần lưu ý khuyến cáo người dân khi sử dụng cho các hoạt động tưới tiêu.

Qua kết quả dự báo, nhìn chung chất lượng nước dựa trên các yếu tố dự báo vẫn đảm bảo phục vụ cho tưới tiêu. Tuy nhiên cần lưu ý một số khu vực nội đồng giáp nước và sau các cống vận hành đóng ngăn mặn dài ngày như khu vực các vị trí MT7, MT9, MT10 và MT11 (Cầu Ngang) có giá trị nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5 và hàm lượng amoni (NH4) ở mức cao và vượt qua ngưỡng A2 – QCVN08-MT:2015

Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam kiến nghị các địa phương trong hệ thống thủy lợi Nam Măng Thít cần thực hiện việc theo dõi thường xuyên diễn biến mặn tại các vị trí trên sông chính để kịp thời vận hành mở cống lấy nước cho sản xuất và tạo dòng chảy giảm tích tụ ô nhiễm.

Hiện nay trên khu vực nội đồng và cuối nguồn thiếu nước ngọt trầm trọng do mặn lên cao trên sông chính, không lấy được nước ngọt vào bên trong, mực nước đệm trong nội đồng xuống thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép. Chính vì vậy, các địa phương cần có các biện pháp tưới tiết kiệm trong điều kiện khó khăn về nguồn nước như hiện nay.

Chính quyền địa phương cần khuyến cáo các hộ nuôi thủy sản ở vùng ngập mặn, ven biển thuộc 4 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành, xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường, và theo dõi tình trạng dịch bệnh của thủy sản.

Xem thêm
Trâu, bò vỗ béo 'cái nghèo teo đi'

THÁI NGUYÊN Ngoài được hỗ trợ toàn bộ con giống, người dân còn được hỗ trợ 50% thức ăn theo định mức và tập huấn kỹ thuật vỗ béo trâu, bò.

Kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm dịp cuối năm

KHÁNH HÒA Lực lượng thú y sẽ tăng cường kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm dịp cuối năm, nhất là cao điểm tết nhằm đảm bảo nguồn cung thịt sạch cho người dân.

Cây mì Bình Định được mùa nhưng mất giá

Năm nay nhờ thời tiết thuận lợi và sử dụng giống sạch bệnh nên cây mì (sắn) ở Bình Định cho năng suất khá, nhưng do biến động thị trường nên giá mì giảm thấp.