| Hotline: 0983.970.780

Nguy cơ cạn kiệt lan rừng

Thứ Hai 19/01/2015 , 09:49 (GMT+7)

Do nhu cầu mua bán lan rừng ngày càng cao nên những năm gần đây, loài thực vật xinh đẹp này càng hiếm dần và có nguy cơ biến mất khỏi núi rừng Tây Nguyên...

Thời gian gần đây, ở các tỉnh Tây Nguyên xuất hiện nhiều người dân đi bán lan rừng phục vụ thú chơi tao nhã của nhiều người. Điều đáng nói là những khóm lan rừng này được người dân đổ xô khai thác một cách vô tội vạ.

Lan rừng ngập phố

Có dịp ghé thăm TP. Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk), dọc các tuyến đường Lê Duẩn, Nguyễn Tất Thành, Phan Bội Châu…, chúng ta dễ dàng bắt gặp những khóm lan rừng với đủ các chủng loại được bày bán phục vụ du khách gần xa đam mê thú chơi lan rừng. Chỉ với giá 30- 50.000đ là người chơi có thể sở hữu được một khóm lan, khóm lớn hơn có giá từ 70 -100.000đ.

Sau khi mua lan về người dân thường mang cắt tỉa bớt rễ già rồi cho vào các loại chậu đất nung, chậu nhựa, gỗ để trồng kèm theo xơ dừa, than củi… hoặc ghép vào một thân cây sống, gốc cây khô khác, tuỳ theo sở thích sau đó tưới nước định kỳ là những dò lan có thể sống và phát triển.

Đang chọn mua những khóm lan, anh Quang ở phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột cho biết: “Mình chơi lan rừng được vài năm rồi, mỗi lần rảnh rỗi và có điều kiện là mình thường dạo quanh các tuyến phố để sưu tập những giống lan rừng mới.

Việc trồng lan rừng trở thành thú chơi tao nhã của gia đình, mỗi khi đi làm về được tự tay chăm sóc, tưới tắm và ngắm những cánh lan rừng, mình cảm thấy thoái mái, thư thái đầu óc…

Điểm độc đáo của lan rừng là vừa có sắc thắm vừa thoảng hương thơm. Đối với lan nhập ngoại tuy sắc màu rực rỡ nhưng rất hiếm loài có hương. Do vậy mình thích chọn lan rừng hơn”.

Không chi ở Đăk Lăk, mà tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai; thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông; TP Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng…, cũng xuất hiện rất nhiều người dân đi bán lan rừng với đủ các chủng loại.

Lan rừng được bày bán trên vỉa hè, không chỉ bán theo khóm, người bán ở một số điểm còn bán theo kg, trung bình các loại lan có giá từ 150 -250.000đ/kg, tuỳ theo từng loại lan khác nhau. Chính điều này đã kích thích thú chơi tao nhã này.

Nguy cơ cạn kiệt

Người xưa thường quan niệm “vua chơi lan, quan chơi trà”, bởi thú chơi lan thường chỉ giành cho vua chúa, giới vương giả.

Ngày nay khi cuộc sống được cải thiện, thú chơi này dần được “bình dân hoá”, do đó nhiều người dân ở Đăk Lăk nói riêng và Tây Nguyên nói chung đang rộ lên phong trào chơi lan rừng. Tuy nhiên, những loại lan bán dọc đường phố đa số đều là lan rừng, loại lan này bị khai thác quá mức ở các những cánh rừng sâu khiến chúng có nguy cơ cạn kiệt.

Có cầu ắt có cung, để phục vụ nhu cầu của người chơi hoa lan, hiện nay ở Tây Nguyên còn xuất hiện nhiều thương lái đến mua các loại lan rừng mang về các vùng khác bán.

Chị Hoa - người bán lan rừng tại đường Lê Duẩn, TP Buôn Ma Thuột cho biết: "Trước đây, chủ yếu gia đình mình tự vào rừng kiếm lan rừng về bán, nhưng giờ lan rừng ngày càng ít dần nên để có đủ lượng lan bán cho khách, nhà mình thu gom lan rừng của đồng bào ở các huyện Buôn Đôn, Ea Súp, Krông Bông… để bán lại. 

Thời gian gần đây lan rừng được nhiều người chuộng, bán chạy lắm, có người ở Sài Gòn lên chơi còn mua mang về làm quà nữa. Hàng ngày chỗ chúng tôi bán khoảng một trăm bó, trung bình một bó có giá từ 30 -100.000đ, tuỳ theo từng loại lan khác nhau”.

Là người có kinh nghiệm gần 20 năm gắn bó với cây lan rừng ở vùng đất Tây Nguyên, ông Bùi Văn Lê, xã Hoà Đông, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk bày tỏ: Lan rừng ở Tây Nguyên có hàng trăm loại, trong đó có một số loại quý hiếm như quế hương, bạch ngọc, hồ điệp, nghinh xuân, tóc tiên, ngọc điểm (Đai Châu), Dendro…,

Nhưng do nhu cầu mua bán lan rừng ngày càng cao nên những năm gần đây, loài thực vật xinh đẹp này càng hiếm dần và có nguy cơ biến mất khỏi núi rừng Tây Nguyên...

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm