| Hotline: 0983.970.780

Nguy cơ hạn mặn cao

Thứ Hai 03/02/2020 , 09:01 (GMT+7)

Với diễn biến dòng chảy hiện nay, nguy cơ xảy ra hạn mặn cao nửa đầu tháng 2 và hạn mặn lịch sử ở đồng bằng sông Cửu Long đang rất lớn.

Mặn 4 g/l đã xâm nhập sâu gần 80 km trên sông Vàm Cỏ Tây vào cuối tháng 1.

Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, mực nước các trạm đầu nguồn Tân Châu và Châu Đốc hiện thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,36 - 0,40m so với cùng thời kỳ.

Nguồn nước mùa khô năm 2019 - 2020 về vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm và những năm gần đây. Lưu lượng tháng 11 và tháng 12 chỉ đạt khoảng 3499 - 4344 m3/s. Dự báo lưu lượng bình quân hết tháng 1 có cao hơn so với ở năm hạn 2016 khoảng 31 m3/s. Lưu lượng bình quân tháng 2 có thể thấp hơn so với trung bình và năm 2016.

Trong tuần từ 24 - 31/1, mặn 4 g/l đã xâm nhập sâu 77km trên sông Vàm Cỏ Tây, 75km trên sông Vàm Cỏ Đông. Ở vùng cửa sông Cửu Long, mặn 4 g/l xâm nhập vào sâu từ 35 - 58km. Ở vùng ven biển Tây trên sông Cái Lớn, mặn 4 g/l xâm nhập sâu 34km.

Ảnh hưởng của việc giảm xả từ thủy điện Trung Quốc theo các thông báo trước đây đã về tới biên giới Việt Nam tại Tân Châu và Châu Đốc từ 22/1 và kết thúc ngày 28/1. Tuy nhiên, hiện thủy điện Trung Quốc vẫn xả thấp, nên nguy cơ hạn mặn cao vào nửa đầu tháng 2 này. Chính vì vậy, dự báo mặn sẽ xâm nhập sâu trên đồng bằng trong tháng 2.

Với đặc điểm nguồn nước như hiện nay và dự báo, dưới đây là dự báo của Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam về nguồn nước cho 3 vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Vùng thượng ĐBSCL, bao gồm phần đất tỉnh An Giang, Đồng Tháp, thượng nguồn Long An, Kiên Giang và TP Cần Thơ, đầu nước thấp, khó khăn cho bơm tát ở các vị trí xa kênh trục.

Vùng giữa ĐBSCL, bao gồm phần đất thuộc TP Cần Thơ, tỉnh Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, tỉnh Vĩnh Long và vùng được kiểm soát mặn ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre: Trong tuần tới mặn giảm, cần tranh thủ tích ngọt để đề phòng mặn xâm nhập sâu hơn trong nửa đầu tháng 2; các địa phương cần chủ động các biện pháp chống hạn mặn và tích trữ nước.

Vùng ven biển ĐBSCL (bao gồm vùng ven biển các tỉnh Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang): Mặn lịch sử có thể xảy ra, cần chủ động các biện pháp chống hạn mặn và cấp nước sinh hoạt từ bây giờ; chủ động tích nước trong tuần tới trước khi mặn tăng cao hơn.

Với các diễn biến dòng chảy cập nhật về đồng bằng đến hiện nay, khả năng xảy ra hạn mặn lịch sử là rất lớn. Hiện Thủy điện Trung Quốc vẫn xả thấp, nguy cơ hạn mặn cao nửa đầu tháng 2 là rất lớn. Do đó, các địa phương cần tranh thủ tích nước trong tuần từ 31/1 đến 7/2 và vận hành hệ thống công trình hợp lý, tăng cường khả năng lấy nước ngay khi có thể và hạn chế tiêu thoát và kiểm soát mặn ở các hệ thống thủy lợi, đảm bảo tích trữ nước trước khi các ảnh hưởng gia tăng từ thượng nguồn về. Tăng cường công tác giám sát mặn, cập nhật các bản tin dự báo thường xuyên để điều chỉnh kế hoạch phù hợp với các diễn biến nguồn nước.

Khuyến cáo của Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam cho từng vùng

Vùng thượng ĐBSCL: Nguồn nước đến hiện tại được xem là có khó khăn do đầu nước thấp, cần chủ động điều tiết nước và bơm tát, các giải pháp cấp nước cho các vùng núi cao thuộc Tri Tôn, Tịnh Biên.

Vùng giữa ĐBSCL: Đề phòng ảnh hưởng mặn xâm nhập sâu do lưu lượng về thấp, khi lấy ngọt hoặc tưới cho cây trồng cần kiểm tra chặt chẽ độ mặn, nhất là đối với cây ăn quả; giảm một phần diện tích các vùng ven biển nơi chưa đảm bảo nguồn nước; chủ động các giải pháp bơm trữ gạn ngọt khi triều thấp, chủ động trữ nước cho các tuần trước triều cường ở các thời kì khan hiếm nước.

Vùng ven biển ĐBSCL: Nguồn nước ngọt có nguy cơ bị thiếu hụt cao, xâm nhập mặn dự báo tại các cửa sông Cửu Long có khả năng cao ngay ở tháng 1 và 2.

  • Tags:
Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Nông dân lo lắng vì giá lúa đông xuân sớm giảm mạnh

ĐBSCL Hiện một số nơi tại ĐBSCL đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân sớm nhưng giá lúa giảm từ 2.000 - 2.400 đồng/kg so với cùng kỳ.

Bình luận mới nhất