| Hotline: 0983.970.780

Nguy cơ sạt lở tại bãi thải mỏ than Phấn Mễ

Thứ Sáu 27/03/2020 , 15:49 (GMT+7)

Quá khứ ám ảnh của vụ sạt lở kinh hoàng 8 năm trước lại đổ về với người dân xóm Khuôn 1, xã Phục Linh, huyện Đại Từ (Thái Nguyên). 

Một phần núi thải đã sạt lở. Trong khi đó, nhiều vết nứt lớn dự báo nguy cơ sạt lở cao. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Một phần núi thải đã sạt lở. Trong khi đó, nhiều vết nứt lớn dự báo nguy cơ sạt lở cao. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Núi thải lại chuyển mình

Vị trí có nguy cơ sạt lở là bãi thải số 3 của Mỏ than Phấn Mễ, cách khu vực sạt lở cũ khoảng hơn 200m. Báo cáo của UBND xã Phục Linh, vào khoảng 16 giờ ngày 24/3/2020, người dân phát hiện đầm Khuôn 1 (nằm ngay dưới chân bãi thải) bị biến dạng.

Mặt đầm bị bóp nhỏ lại dần khiến mực nước trong đầm dâng cao bất thường. Mực nước đột ngột tăng cao khiến nước dồn mạnh vào cửa xả, chảy vào hệ thống mương dẫn nước, tràn ra đồng ruộng. Hàng chục người dân địa phương đang mót than tại bãi thải hô hoán nhau bỏ chạy.

Có mặt tại hiện trường, PV NNVN cảm nhận rõ sự nguy hiểm của núi thải số 3. Núi được thiết kế theo từng thớt (có 5 thớt, theo cách gọi của người dân địa phương). Vị trí sạt trượt có thể nhận thấy rõ nhất ở thớt cuối cùng, tiếp giáp với đầm Khuôn 1.

Mặt đường dẫn các phương tiện vào đổ thải bị nứt toác. Một khối lượng không nhỏ đất đá thải đã tụt xuống phía toa ly âm. Đáng nói, việc sạt lở không phải là sạt trượt bề mặt mà do sức nặng của núi thải khổng lồ đè xuống khiến toàn bộ phần đế của núi thải dịch chuyển về phía đồng ruộng và nhà ở của nhân dân.

Đánh giá của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Nguyên xác nhận, một số vị trí sạt trượt cách so với vị trí ban đầu khoảng 20m. Trong khi đó, khu vực trên đỉnh bãi thải xuất hiện nhiều vết nứt trung bình từ 4 - 6cm với chiều dài khoảng 200m. Dự báo, hiện tượng sạt trượt có nguy cơ tiếp tục xảy ra.

Tuyệt đối cảnh giác

Núi thải số 3 có chiều cao cả trăm mét. Vụ sạt lở kinh hoàng tại đây hồi năm 2008 với độ dài sạt trượt hàng trăm mét đã cướp đi sinh mạng của 7 người dân, phá hủy nhiều diện tích đồng ruộng, hoa màu. Được biết, quanh khu vực bãi thải số 3 hiện nay còn khoảng 10 hộ dân sống cách chân bãi thải từ 150-200m. Trong đó, có nhiều hộ đã được Mỏ than Phấn Mễ tiến hành kiểm kê tài sản, phục vụ công tác di dời nơi ở từ năm 2012. Tuy nhiên đến nay, các hộ vẫn chưa di dời.

Ông Nguyễn Đình Khương, Chủ tịch UBND xã Phục Linh, cho biết, xã đã phối hợp với Mỏ than Phấn Mễ thành lập 2 chốt barie, cắm biển báo cấm đối với các phương tiện giao thông qua lại khu vực sạt lở. Triển khai trực 24/24 giờ đồng thời rà soát quanh điểm sạt lở để đảm bảo không có người dân đi lại trong khu vực này. Địa phương cũng yêu cầu 3 hộ dân của xóm Khuôn 1 nằm trong vùng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi sạt lở thực hiện dời dời chỗ ở tạm thời.

Nguy hiểm luôn rình rập tại bãi thải. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Nguy hiểm luôn rình rập tại bãi thải. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Là 1 trong 3 hộ dân này, ông Tạc Văn Bình cho biết, ngay từ tối 24/3, lãnh đạo xã, xóm đã xuống vận động các gia đình ông di chuyển chỗ ở tạm thời để chủ động phòng tránh nguy cơ sạt lở từ bãi thải.

Ông Nguyễn Duy Khải, Phó Giám đốc Mỏ than Phấn Mễ, cho biết, ngay sau khi xuất hiện vết nứt, mỏ đã phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá tình trạng sụt lún. Qua đánh giá ban đầu, nguyên nhân được xác định là địa chất nằm dưới chân bãi thải là bùn, nên khi đổ thải đã tạo ra trọng lực lớn và xảy ra sụt, lún.

Phía mỏ đã thực hiện dừng toàn bộ việc đổ thải tại khu vực này, đồng thời thực hiện đào rãnh để tránh tình trạng khi thời tiết có mưa, nước chảy xuống vết nứt gây ra sụt lún trên diện rộng.

Sáng 27/3, đơn vị phối hợp với chính quyền địa phương lên phương án hỗ trợ cụ thể đối với các hộ dân bị ảnh hưởng.

Được biết thảm họa sạt lở năm 2008 tại đây xảy ra bất ngờ khi trời không hề mưa trước đó. Với những nguy cơ báo hiệu hiện nay và đặc biệt điều kiện thời tiết sắp tới dự báo có mưa lớn, hy vọng các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Nguyên triển khai kịp thời các giải pháp để đảm bảo tuyệt đối an toàn tài sản và tính mạng của nhân dân khu vực nói trên.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất