| Hotline: 0983.970.780

Nguyên tắc '4 đúng' để có kè sinh thái hoàn mỹ

Thứ Hai 11/12/2023 , 10:13 (GMT+7)

Hậu Giang Kè sinh thái được hình thành bằng vật liệu sẵn có tại địa phương, dễ làm, chi phí thấp nhưng hiệu quả phòng, chống sạt lở cao.

Sạt lở gia tăng đột biến

Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu và sự phát triển kinh tế - xã hội thiếu bền vững tại các quốc gia vùng thượng nguồn và khu vực nội vùng ĐBSCL, khiến tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển diễn biến ngày càng nghiêm trọng cả về số điểm, quy mô và tốc độ. Tình trạng sạt, lở ảnh hưởng lớn đến đời sống dân sinh, kinh tế - xã hội của cả vùng.

Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển tại khu vực ĐBSCL diễn ra ngày một nghiêm trọng cả về số điểm, quy mô và tốc độ, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, kinh tế - xã hội của cả vùng. Ảnh: Trung Chánh.

Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển tại khu vực ĐBSCL diễn ra ngày một nghiêm trọng cả về số điểm, quy mô và tốc độ, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, kinh tế - xã hội của cả vùng. Ảnh: Trung Chánh.

Riêng với Hậu Giang, địa phương thuộc trung tâm của vùng tây sông Hậu, địa hình thấp nên chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai. Trong đó, tình hình sạt lở cũng diễn ra hết sức phức tạp. Từ đầu năm 2023 đến nay, địa bàn tỉnh xảy ra 63 điểm sạt, lở với tổng chiều dài hơn 1.500 m, diện tích mất đất hơn 9.000 m2, tăng 2 - 3 lần so với năm 2022.

Ông Trần Thanh Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang nhận định, các vụ sạt, lở trên địa bàn Hậu Giang đa phần xảy ra ở khu vực sông Hậu và các tuyến kênh, rạch tiếp giáp với sông Hậu. Trong những năm gần đây, việc gia tăng đột biến các vụ sạt lở luôn là vấn đề đáng báo động.

Theo ông Toàn, ngoài các nguyên nhân do dòng chảy, biên độ triều cường, lưu thông tàu thuyền, vấn đề thiếu hụt lượng phù sa về ĐBSCL, gia tăng khai thác cát trên tuyến sông Hậu là nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng đột biến các vụ sạt lở. Để giải quyết thực trạng này cần thời gian và giải pháp đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.

Trước thực trạng trên, tỉnh Hậu Giang đã triển khai các quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và các phương án cấp độ rủi ro trong công tác phòng chống thiên tai. Tuy nhiên, về lâu dài cần xây dựng đề án kết cấu hạ tầng thủy lợi kết hợp với phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu.

“Hậu Giang xác định rõ phương châm, hạ tầng thủy lợi bền vững mới bảo vệ được sự phát triển bền vững của các thành phần kinh tế khác trong đó có sản xuất nông nghiệp”, ông Toàn nói.

Giải pháp kè sinh thái

Ông Toàn chia sẻ thêm, khi có sạt lở xảy ra, chính quyền địa phương cần thực hiện đúng phương châm “4 tại chỗ”: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Theo đó, chính quyền địa phương nơi có điểm xảy ra sạt lở cần khẩn trương chỉ huy công tác phòng chống thiên tai, điều động lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng xung kích cấp xã tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ người dân dọn dẹp nhà cửa, di dời đến nơi an toàn. Thường xuyên rà soát những điểm có nguy cơ sạt lở cao, cắm biển cảnh báo, vận động người dân đến nơi an toàn.

Kè sinh thái sẽ tạo nên những vành 'đai ven' sông đẹp, điểm nhấn trong du lịch sông nước của Hậu Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung. Ảnh: Trung Chánh.

Kè sinh thái sẽ tạo nên những vành "đai ven" sông đẹp, điểm nhấn trong du lịch sông nước của Hậu Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung. Ảnh: Trung Chánh.

Cũng như nhiều địa phương khác trong khu vực, Hậu Giang được phân bổ nguồn kinh phí 200 tỷ đồng, từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2023 để bố trí các dự án phòng, chống sạt, lở bờ sông. Với nguồn kinh phí này, địa phương sẽ nhanh chóng triển khai xử lý tình trạng sạt lở ở khu vực sông Lái Hiếu, TP Ngã Bảy và sông Nàng Mau với chiều dài 1.350m, bảo vệ trên 200 hộ dân.

Một trong những điểm sáng của công tác phòng chống sạt lở của Hậu Giang trong những năm qua là việc triển khai hiệu quả mô hình kè sinh thái. Kè sinh thái được làm bằng vật liệu sẵn có tại địa phương, dễ thực hiện, chi phí thấp nhưng khả năng phòng, chống sạt lở cao. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, kè sinh thái phải được thực hiện theo nguyên tắc “4 đúng” tức là đúng thời điểm, đúng kỹ thuật, đúng vùng và đúng người dân.

“Nếu như thực hiện tốt nguyên tắc “4 đúng” này cùng với sự hỗ trợ của chính quyền các cấp thì kè sinh thái sẽ tạo nên cảnh quan hai bên bờ sông đẹp, tạo thêm được quỹ đất và sẽ là điểm nhấn cho du lịch sông nước của Hậu Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung”, ông Toàn chia sẻ.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nhiều diện tích lúa sắp thu hoạch ở Quảng Bình bị đổ rạp do mưa lớn

Hàng trăm ha lúa vụ đông-xuân đang kỳ thu hoạch tại Quảng Bình bị đổ rạp do mưa lớn…

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.