| Hotline: 0983.970.780

Nhà ở xã hội Thượng Thanh: 2 năm vẫn là bãi đất trống

Thứ Bảy 03/10/2020 , 07:15 (GMT+7)

Dù đã được phê duyệt chủ trương đầu tư dự án từ 2 năm trước, nhưng đến nay dự án vẫn chưa thể triển khai, hiện vẫn đang là khu đất trống.

Cổng vào khu dự án bỏ hoang, cửa đóng then cài.

Cổng vào khu dự án bỏ hoang, cửa đóng then cài.

Tháng 05/2018, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2110/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án "Khu nhà ở xã hội Thượng Thanh và đấu nối hạ tầng khu vực".

Theo Quyết định số 2110/QĐ-UBND, UBND Thành phố Hà Nội chấp nhận cho nhà đầu tư Liên danh Công ty Cổ phần Him Lam Thủ đô và Công ty Cổ phần BIC Việt Nam thực hiện Dự án "Khu nhà ở xã hội Thượng Thanh và đấu nối hạ tầng khu vực".

Dự án được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng cao trong khu vực, hình thành một khu nhà ở với đầy đủ chức năng cần thiết, đảm bảo hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, kết nối hài hoà với khu vực xung quanh.

Dự án trên có tổng diện tích khoảng 60.355m2 tại địa chỉ phường Thượng Thanh (quận Long Biên, Thành phố Hà Nội). Theo Quy hoạch tỷ lệ 1/500 được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 5577/QĐ-UBND ngày 14/08/2017, Dự án trên gồm có 2.050 căn hộ chung cư, 44 căn nhà ở thấp tầng với tổng số vốn đầu tư khoảng 2.685 tỷ đồng.

Dự án được chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng giai đoạn năm 2014 đến quý IV/2018. Theo dự kiến, thời gian thi công xây dựng, kết thúc hoàn toàn toàn bộ dự án là từ quý III/2018 đến quý II/2021.

Tuy nhiên, mặc dù Quyết định đã được ban hành, nhưng đã hơn 2 năm trôi qua đến thời điểm hiện tại, dự án vẫn chỉ nằm trên giấy, thực tế tại vị trí của dự án trên vẫn chỉ là một khu đất trống, bỏ hoang.

Ông Lương Văn H., một người dân sống tại ngõ 90 phố Gia Quất, phường Thượng Thanh chia sẻ: "Hai năm trước, khi nghe tin có dự án nhà ở xã hội và đấu nối giao thông khu vực, người dân chúng tôi rất mừng vì nghĩ rằng các tiện ích sẽ được phát triển theo. Tuy nhiên, chỉ thấy người ta quây tôn lại mà không hiểu lý do gì, mà mấy năm nay rồi vẫn chưa thấy thi công, thực hiện…".

Trả lời báo chí, ông Bùi Quang Cự, Phó Chủ tịch UBND phường Thượng Thanh cho hay, đúng là có tình trạng dự án không triển khai và nguyên nhân chưa thể thực hiện là do liên quan đến vấn đề giải phóng mặt bằng.

Theo thôn tin của ông Cự: dự án này do Công ty BIC và Him Lam Thủ đô là liên danh chủ đầu tư. Khoảng cuối năm 2016 bắt đầu triển khai giải phóng mặt bằng cho dự án.

Hiện nay, 43 hộ đất nông nghiệp đã giải phóng mặt bằng xong, khu vực cho bà Ngô Thị Bưởi thuê thầu cũng đã xong. Bây giờ chỉ vướng chỗ của bà Lương Thị Thùy Liên còn khoảng 13.500m2 là đất cho thuê thầu của phường từ năm 2014 - 2019 đã hết hạn hợp đồng.

"Trong quá trình giải phóng mặt bằng, phường nhiều lần mời bà Liên lên đàm phán thanh lý hợp đồng, nhưng phía bà Liên không hợp tác tốt, nhiều lần không phối hợp, nên phường phải đơn phương thanh lý hợp đồng. Thậm chí, bà Liên còn có đơn thư gửi các cấp có thẩm quyền khai man mất mát tài sản trên đất", ông Cự nói.

Ngày 20/2/2020, UBND quận Long Biên đã có Văn bản số 282/UBND-TTPTQĐ, báo cáo Thành ủy Hà Nội công tác giải phóng mặt bằng liên quan đến bà Lương Thị Thùy Liên. Để thực hiện việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, UBND phường đã thông báo, nhiều lần mời bà Liên đến làm việc, thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, bà Liên không đến làm việc.

Sau khi hết thời gian công khai để làm việc, ngày 4/7/2019, Tổ Công tác giải phóng mặt bằng và UBND phường Thượng Thanh tổ chức họp đối thoại kết thúc công khai phương án, tuy nhiên bà Liên cũng không đến làm việc.

Thực hiện Quyết định số 2560/QĐ-UBND ngày 30/8/2019 của UBND quận Long Biên về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ đối với bà Liên, Tổ công tác đã tiến hành mời bà Liên lên nhận tiền và bàn giao mặt bằng, nhưng bà Liên cũng không có mặt phối hợp để làm việc.

Tại Văn bản này cũng khẳng định: “Suốt quá trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, bà Lương Thị Thuỳ Liên không hợp tác dẫn đến việc thực hiện dự án kéo dài không triển khai thi công”.

Tiếp theo, ngày 8/6/2020, UBND quận Long Biên đã ban hành Thông báo số 263/TB-UBND về việc thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất tại đối với bà Lương Thị Thuỳ Liên. Thông báo này cho biết thời gian thực hiện công tác cưỡng chế là đúng 8h ngày 12/6/2020.

Tuy nhiên, ngay trước thời điểm công tác cưỡng chế được thực hiện, ngày 11/6/2020, ông Vũ Xuân Trường, Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên bất ngờ có Thông báo số 276/TB-UBND về việc tạm dừng thực hiện Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất với lý do “có việc đột xuất”. Do vậy, công tác cưỡng chế giải phóng mặt bằng vẫn chưa được thực hiện.

Dự án đang vướng ở khâu giải phóng mặt bằng.

Dự án đang vướng ở khâu giải phóng mặt bằng.

Trước việc tồn đọng này, mới đây, ngày 15/9, UBND Thành phố Hà Nội có Văn bản thông báo kết luận của ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch thành phố tại cuộc họp với bà Lương Thị Thuỳ Liên.

Theo kết luận, để thực hiện dự án khu nhà ở xã hội Thượng Thanh và đấu nối hạ tầng khu vực quận Long Biên, Thành phố đã chỉ đạo UBND quận Long Biên tiếp tục tổ chức vận động, thuyết phục để hộ gia đình bà Lương Thị Thuỳ Liên đồng thuận nhận tiền và bàn giao mặt bằng.

Trường hợp hộ bà Liên không chấp hành, UBND quận Long Biên tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều 71, Luật Đất đai 2013 và các quy định pháp luật có liên quan. Đồng thời, giải quyết dứt điểm để đảm bảo tiến độ bàn giao mặt bằng thực hiện dự án, giữ nghiêm kỷ cương pháp luật, phối hợp với Công an thành phố để có phương án triển khai đảm bảo tuyệt đối an toàn, an ninh trật tự trên địa bàn, báo cáo kết quả thực hiện về UBND thành phố trước ngày 15/10/2020.

Văn bản cấp bách trên xuất phát từ tình trạng cho công dân thuê đất để trồng cây ngắn ngày, nuôi trồng thủy sản, nhưng khi hết hạn hợp đồng, diện tích đất được thu hồi để làm dự án, công dân này lại “chây ỳ” không hợp tác với chính quyền để thanh lý hợp đồng, khiến dự án bị đình trệ, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng nghìn người dân khác.

(Kiến thức gia đình số 40)

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm