| Hotline: 0983.970.780

Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ hai

Thứ Tư 17/11/2021 , 20:59 (GMT+7)

‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

Nhà văn - nhà báo Đỗ Bảo Châu lúc công tác ở tòa soạn báo Nông Nghiệp Việt Nam

Nhà văn - nhà báo Đỗ Bảo Châu lúc công tác ở tòa soạn báo Nông Nghiệp Việt Nam

Nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu (12/1/1946 – 4/11/2021) là một cây bút gắn bó mấy mươi năm với sự tồn tại và phát triển của báo Nông Nghiệp Việt Nam. Ông không chỉ mang đến cho bạn đọc những bài điều tra sắc sảo và cẩn trọng, mà ông còn tạo ra dấu ấn riêng trên báo Nông Nghiệp Việt Nam bằng thiên truyện dài kỳ “Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa” đáo để và hài hước.

“Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa” được nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu ký hai bút danh Tú Sườn và La Quán Gió, có ngầm ý trào lộng bản thân là hậu sinh của Tú Xương và La Quán Trung. Mà sự thật thì “Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa” đã chứng minh điều ấy, vì ông viết với điệu cười chua cay kiểu Tú Xương và tình tiết chương hồi kiểu La Quán Trung.

“Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa” từng được độc giả báo Nông Nghiệp Việt Nam theo dõi hào hứng và say mê. Thậm chí, nhiều bà con vùng sâu, vùng xa còn lưu trữ để dành đọc cho nhau nghe sau những buổi lên nương lên rẫy, như một món quà tinh thần thú vị. Yếu tố nào đã làm nên giá trị hấp dẫn kỳ lạ của “Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa”? Đó là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

Thông qua hình tượng nhân vật Cả Tĩn, “Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa” phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái và bịp bợm. Cả Tĩn nhẹ dạ vì lương thiện, cả tin vì nhân hậu. Cả Tĩn bị lừa gạt nhiều lần, nhưng không oán hận tình đời và không chối bỏ tình người. Những trớ trêu mà Cả Tĩn nếm trải, khiến độc giả cười ra nước mắt, nhưng dứt tiếng cười lại thấy đồng cảm xót xa và trìu mến gần gũi.

Nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu cả đời luôn giữ quan niệm về nghề cầm bút “để lại nhân cách, cũng là tác phẩm”. Và khi ông đã rời xa cõi nhân gian này, đồng nghiệp và công chúng đều nhận ra, ông không chỉ để lại nhân cách mà còn để lại tác phẩm. Chỉ riêng “Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa”, đã khẳng định tấm lòng của ông với những người nông dân cần cù và thua thiệt. Ông bao dung sự yếu đuối của họ, ông cổ vũ sự hăm hở của họ và ông nâng đỡ sự trong sáng của họ.

Để tưởng nhớ nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu, báo Nông Nghiệp Việt Nam xin giới thiệu lại một số trích đoạn đáng nhớ từ thiên truyện dài kỳ “Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa”.

 

Hồi thứ hai:

Của liền người, xe đạp buộc cổ chân,

Ô-ten hiên, mạt cưa gặp mướp đắng

Lại nói về bác Cả Tĩn mấy phen ra tỉnh bị lừa, bị trắn lột… đã học được khá nhiều kinh nghiệm quý báu. Bởi vậy, đối với bác Cả lúc này, cảnh giác được coi là khẩu hiệu hàng đầu.

Lần này, có việc phải ra tỉnh, bác Cả Tĩn bèn sang ngay chú em họ, mượn cái xe đạp. Đoạn đường ngót trăm cây số, chẳng phải bác định đạp xe. Bác Cả tính thế này: mang xe đạp đi, tuy có tốn ít tiền cước, nhưng lợi nhiều mặt. Ra tỉnh có cái xe đi là rất chủ động, lại không bị bọn xích lô, xe ôm bắt cheat. Đã tốn tiền có khi còn mất của, bị lừa. Ôi! Có cái xe thật là cao kiến. Xuống bến xe, móc cái túi vào ghi đông, bác Cả khoan khoái đạp xe trên đường phố…

Hai ngày ở ngoài tỉnh, nhờ có cái xe đạp mà bác Cả đi thăm được tới năm, sáu người quen. Ai cũng khen bác sáng kiến dầy dạn kinh nghiệm. Tuy vậy, đến ngày thứ ba thì bác Cả bắt đầu sốt ruột muốn về. Nhân trong túi rủng rỉnh ít tiền (tháng trước bác Cả bán được hơn triệu đồng tiền cá giống) bác Cả bèn đẹp xe đi mua sắm một số đồ đạc cần dùng trong gia đình. Rút kinh nghiệm những lần trước, bác Cả không để đồ đạc trong túi xách, mà mua hẳn một cái hòm gỗ, có khóa bấm đàng hoàng. Đèo cái hòm đằng sau xe đạp, cũng yên tâm. Chả sợ đứa nào cắt chun hoặc rạch túi như những lần trước.

La cà thế nào đến 9 giờ tối, bác Cả mới lần được ra ga. Kể mà không sốt ruột, bác ngủ quách ở nhà người quen, đến sáng maiv ề cho nó đàng hoàng. Nhưng mà… thôi! Bác Cả quyết định về ngay trong đêm. May quá! Còn chuyến tầu nhanh 11 giờ. Bác vội vàng ra lấy vé…

Lấy vé xong, bác Cả mới sực nhớ còn hai tiếng nữa tầu mới chạy. Hừ! Vậy thì cũng phải tính chỗ ngả tạm tấm lung. Dù có là một lực điền, đi suốt từ sáng đến đêm, lại phải luôn cảnh giác để đối phó với lũ bất lương ngoài tỉnh… bác Cả cũng cảm thấy mỏi mệt. Bác bèn dắt cái xe đạp ra phía hiên nhà ga. May quá! Có một cái ghế gỗ bỏ không. Thật đúng là “buồn ngủ gặp chiếu manh”. Bác Cả vội vàng tháo cái hòm, đặt xuống ghế. Còn cái xe đạp, bác dùng dây thừng, buộc luôn vào thành ghế…

Bác Cả khoan khoái ngả lung xuống ghế, đầu gối lên cái hòm. Bác chợt giật mình nghĩ: “Suýt nữa thì mình lơ là khẩu hiệu cảnh giác. Cái hòm thì yên chí rồi, nhưng còn cái xe đạp?” Đúng là bác Cả lo xa không thừa. Nằm đây, lúc mệt nhỡ ngủ quên, thì cái xe đạp, nó cắt cái dây thừng khó gì? Nguy! Nguy! Bác Cả nhổm dậy và chợt nghĩ ra một sáng kiến tuyệt vời. Bác dùng ngay đoạn dây thừng còn lại, buộc đôi chân mình vào cái xe đạp. Thế là: Chân buộc vào xe, đầu gối lên hòm. Cứ yên tâm mà ngủ cho tới lúc lên tầu. Còn lo gì nữa!

Nghĩ sao làm vậy, bác Cả Tĩn nằm xuống ghế và chả mấy chốc đã bắt đầu “lơ mơ”. Đang lúc say giấc nồng, bác Cả giật nẩy mình vì có ai đó nhấc đầu mình. Bác tỉnh hẳn ngủ, mở mắt. Một gã thành niên kính đen sì, râu ria lởm chởm đứng cạnh, đang nhăn nhở cười:

- Bố ơi! Con xin bố cái hòm. Gớm! Bố cẩn thận quá. Con xin cảm ơn bố nhé!

Một tay gã nhấc đầu bác Cả, tay kia gã xách cái hòm. Bác Cả cuống quít:

- Ớ! Ớ! Mày… ăn… cướp… ớ! Ớ!

Gã thanh niên bình tĩnh xách cái hòm, rồi ghé vào tai bác Cả nói nhỏ:

- Buộc mẹ nó chân lại rồi, còn chạy cái gì? Hí! Hí!

Bác Cả vùng dậy. Nhưng… đôi chân của bác Cả đã bị chính bác buộc vào cái xe. Mà cái xe lại buộc chặt vào ghế. Bác Cả cứ ngồi trên ghế mà gào, mà giẫy đành đạch:

- Ối! Giời cao đất dày ơi! Nó lấy của tôi cái hòm rồi. Ối! Ông công an bà công an ôi! Cứu tôi với.

Mọi người ở trong ga đổ xô ra, thấy bác Cả bị trói vào xe đạp, thì hốt hoảng không hiểu ra sao. Đến lúc nghe bác Cả Tĩn kể lại, thì mọi người mới… bò ra cười! Ai cũng thừa nhận là bác Cả đã tỏ ra là cảnh giác và cao kiến. Nhưng cái thằng du côn kia còn cao thủ hơn. Và, tuy là rất cảm thông với nỗi đau mất của bác Cả, nhưng cứ nghĩ đến cảnh cái thằng mất day ấy nó nhấc cái đầu bác Cả, nó đàng hoàng xách cái hòm… thì không ai nhịn được cười.

Thế mới thực là:

Của buộc vào chân nghe đã gớm

Ai ngờ kẻ cắp lại ghê hơn.

Muốn biết bác Cả chuyến sau ra tỉnh thế nào, xin xem hồi sau sẽ rõ.

TÚ SƯỜN

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Bảy
    Truyện dài kỳ 04/12/2021 - 07:48

    'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Sáu
    Truyện dài kỳ 26/11/2021 - 15:59

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Năm
    Truyện dài kỳ 22/11/2021 - 14:46

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ được độc giả để dành đọc cho nhau nghe sau những buổi lên nương lên rẫy, như một món quà tinh thần thú vị.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Tư
    Truyện dài kỳ 21/11/2021 - 10:12

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Ba
    Truyện dài kỳ 19/11/2021 - 11:04

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’, đã khẳng định tấm lòng của nhà văn – nhà báo với những người nông dân cần cù và thua thiệt.

  • 'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' và tiếng cười nâng đỡ kẻ nhẹ dạ
    Truyện dài kỳ 16/11/2021 - 16:48

    'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' được nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu ký hai bút danh Tú Sườn và La Quán Gió, từng khiến bạn đọc hào hứng và say mê.

  • Vỡ lẽ
    Truyện dài kỳ 19/08/2016 - 08:37

    Lên Thủ đô, hôm đầu Hải và Dung tá túc trong một nhà nghỉ. Hôm sau, họ tìm nhà, và thật may mắn, thuê được một căn hộ tập thể trên tầng 10 của một chung cư, với giá rất hợp lý, chỉ 5 triệu đồng một tháng.

  • Sát cánh
    Truyện dài kỳ 18/08/2016 - 08:55

    Vừa gặp nhau trong quán cà phê, Dung gục đầu vào vai Hải, khóc òa lên. Hải ôm lấy người yêu, vuốt ve, an ủi cô: Em đừng buồn. Sóng gió rồi sẽ qua thôi.

  • Chia rẽ
    Truyện dài kỳ 17/08/2016 - 09:57

    Ông Quỳnh gầm lên: "Hải. Thằng Hải đâu. Xuống gặp bố ngay". Nghe tiếng chồng, bà Hoa, vợ ông, hớt hải chạy ra: "Con nó ở trên phòng nó. Để tôi lên tôi gọi nó xuống."

  • Bão táp
    Truyện dài kỳ 16/08/2016 - 09:06

    Cả tỉnh như một chảo nước sôi sùng sục trước cơn “bão” dư luận. Báo chí đã “săn” được đích danh ông Quỳnh để phỏng vấn.

  • Tình yêu
    Truyện dài kỳ 15/08/2016 - 09:18

    18 giờ, Hải và Dung mới rời Thủ đô, dự định 22 giờ sẽ về đến nhà. Nhưng mới đi được chừng hơn 20 km, đến thị trấn Liên Khê thì bất ngờ trời nổi cơn dông, rồi mưa như trút.

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm