| Hotline: 0983.970.780

Nhạc sĩ Thanh Tùng hồi sức sau cơn đột quỵ

Thứ Tư 03/09/2008 , 17:05 (GMT+7)

Chuyến rong chơi ra Hà Nội của tác giả "Lối cũ ta về" bỗng chốc hóa thành đợt nằm viện dài ngày...

Chuyến rong chơi ra Hà Nội của tác giả "Lối cũ ta về" bỗng chốc hóa thành đợt nằm viện dài ngày khi ông bất ngờ bị đột quỵ và xuất huyết não. Nhạc sĩ đang được điều trị tại phòng cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai.

Cách đây khoảng một tuần, Thanh Tùng nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Anh Thông - con trai nhạc sĩ - cho biết: "Sáng hôm đó, bố tôi vừa đi uống cà phê về thì bị đột quỵ. Rất may tôi đang ở nhà. Tôi lập tức đưa bố vào Bệnh viện Bạch Mai. Sau vài ngày hôn mê, bố tôi đã tỉnh lại. Bây giờ, ông tỉnh táo hơn và đã ăn được một ít. Bác sĩ Đạt Anh - Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai - người trực tiếp điều trị cho bố tôi khẳng định, ông đã qua cơn nguy kịch".

Vừa tỉnh lại, nhạc sĩ đã nằng nặc đòi ra viện. Thích lãng du, những ngày nằm một chỗ với Thanh Tùng là cực hình. Nhưng bác sĩ cho biết, bệnh viện sẽ còn phải giữ ông lại để theo dõi thêm.

Nhạc sĩ Thanh Tùng trước khi làm liveshow "Một mình"

Vốn bị bệnh tiểu đường lâu năm, sức khỏe của Thanh Tùng đã giảm sút nhiều. Gần đây, ông lại bị thêm bệnh huyết áp. Sau liveshow Một mình, nhạc sĩ yếu hẳn, ở Sài Gòn, ông thường xuyên phải ra vào bệnh viện. Nhưng vốn là người mang "trái tim không ngủ yên", nhạc sĩ tài hoa vẫn đam mê với những chuyến lãng du, những cuộc rong chơi cùng bạn bè Hà Nội. Con trai thứ của Thanh Tùng kể: "Bố tôi sống chủ yếu ở TP HCM, nhưng ông rất yêu Hà Nội. 10 ngày trước, ông đòi ra đây chơi. Anh em tôi đã cản vì sợ sức khỏe của ông không ổn định. Nhưng ông vẫn kiên quyết. Bố tôi ra Hà Nội gặp lúc trời nắng, ngột ngạt. Có thể vì thời tiết thay đổi đột ngột nên người yếu sẵn như ông không chịu nổi".

Trong số 3 người con của nhạc sĩ Thanh Tùng, anh Thông là người duy nhất ở Hà Nội. Nhưng khi biết bố vào viện, cả con trai cả và con gái út của ông đã bay ra để thay nhau chăm sóc. Với gương mặt đã nhẹ nhõm hơn sau những ngày căng thẳng, anh Thông nói về người bố của mình với giọng trách móc nhưng đầy yêu thương, chiều chuộng: "Bố tôi bị tiểu đường vậy, nhưng ông không bỏ được rượu và thuốc lá. Anh em chúng tôi tìm mọi cách, dỗ dành, nài nỉ ông cũng không xong. Hồi trước, khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn còn sống, ông với bác Sơn, sáng nào cũng mỗi người một cốc cao. Người ngoài nhìn vào thì tưởng trà đá, nhưng thực ra là whisky. Bệnh thì vẫn điều trị, còn thuốc và rượu thì ông vẫn hút, bất chấp bị bác sĩ cấm. Sau đợt này, anh chị em tôi sẽ phải 'kèm ông' chặt hơn thôi".

Anh Long - nhân viên bảo vệ tại Bệnh viện Bạch Mai - cho biết: "Trong một tuần nằm viện, nhiều bạn bè, ca sĩ thân thiết với nhạc sĩ muốn vào thăm. Nhưng theo chỉ định của bác sĩ, chúng tôi phải hạn chế người ra vào, đặc biệt là trong giai đoạn này".

Nhạc sĩ Thanh Tùng sinh năm 1948 tại Gò Vấp. Ông là tác giả của những ca khúc nổi tiếng như: Câu chuyện nhỏ của tôi, Giọt nắng bên thềm, Hát với chú ve con, Lối cũ ta về, Hoa tím ngoài sân, Một mình... Tháng 5 vừa qua, liveshow Một mình tập hợp những bản tình ca của ông đã diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm