| Hotline: 0983.970.780

Nhãn xuồng lên GAP

Thứ Hai 02/11/2009 , 10:31 (GMT+7)

Sau vườn nhãn tiêu Huế ở Cái Bè - Tiền Giang, vườn nhãn xuồng cơm vàng 5 ha của trang trại Kỹ Việt ở Tân Hiệp, Bình Long, Bình Phước là vườn nhãn thứ 2 của VN được cấp chứng chỉ GlobalGAP.

Sau vườn nhãn tiêu Huế của DNTN Ngọc Ngân ở Cái Bè - Tiền Giang, vườn nhãn xuồng cơm vàng 5 ha của trang trại Kỹ Việt ở Tân Hiệp, Bình Long, Bình Phước là vườn nhãn thứ 2 của VN được cấp chứng chỉ GlobalGAP.

LÀM GAP KHÔNG KHÓ

Đến trung tâm xã Tân Hiệp, qua Trung tâm Bảo trợ xã hội của Sở Lao động TB - XH TP Hồ Chí Minh, chúng tôi phải đi tiếp vài km đường đất ngoằn ngoèo nữa mới tới được vườn nhãn xuồng rộng 5 ha của trang trại Kỹ Việt.

Tưởng lạ hóa ra quen, tôi và anh hai Rõ, người quản lý trang trại đã từng gặp nhau tại An Giang vào năm 1994, năm ấy, An Giang là tỉnh đầu tiên trong cả nước vinh danh các “Hai Lúa” và trong số 20 nông dân đợt đầu được phong tặng danh hiệu nông dân sản xuất giỏi ấy có anh Hai Rõ. Ở Châu Thành, An Giang, Hai Rõ có biệt danh là “người trồng lúa dạo” vì hễ có ai cho thuê ruộng là anh nhận liền và làm rất hiệu quả. Làm GAP quốc tế có khó không? – Không khó, anh trả lời ngay cái rẹc - mấy ổng bày cho tôi cách phân lô, đánh số thì việc ấy chúng tôi đã làm ngay từ khi sang được đất bắt đầu trồng cây, chỉ có điều việc phân lô trước đây không có biển báo nên chỉ có chúng tôi biết, còn giờ thì cắm biển lên ai cũng biết; mấy ổng bày cho cách ghi chép ví như hôm nay xài thuốc gì, phân gì ở lô nào, tình trạng của cây ra sao… những chuyện ấy chúng tôi đã ghi chép từ… trước giải phóng, bởi nếu không ghi chép thì làm sao đúc rút được kinh nghiệm để đi trồng lúa dạo được, vậy nên đến khi các ổng đòi coi sổ sách ghi chép trong 2 năm, tôi đưa luôn cả chồng 10 năm, các ông chịu luôn.

MUỐN THẮNG CHỈ CÓ THỂ LÀ ĐẶC SẢN

Ông chủ trang trại Kỹ Việt, anh Lê Hiếu Hữu, cũng từng là cán bộ khuyến nông rồi cán bộ tiếp thị cho một công ty vật tư NN nước ngoài. Có điều kiện đi học hỏi nhiều nơi anh tự đúc kết – Trái cây VN muốn thắng ở nước ngoài chỉ có thể là đặc sản. Hun đúc ý tưởng ấy nên từ năm 1999 anh đã cùng một người bạn gầy dựng trang trại này. Mười năm qua cũng là 10 năm chìm nổi với thị trường nhãn bởi có năm giá lên đến 12.000 – 15.000 đ/kg, nhưng có năm chỉ còn 1.500 – 2.000 đ/kg, thậm chí 800 đ/kg. Riêng tại Tân Hiệp này cũng đã có gần 100 ha nhãn bị đốn hạ, chỉ còn lại duy nhất vườn nhãn của anh nhờ vào chất lượng Xuồng cơm vàng chính hiệu nên giá “vẫn còn đường thở”. Một điều bất ngờ khác, trong cơn đại dịch “bệnh đầu lân” đang làm tiêu điều các vườn nhãn giống tiêu da bò thì với giống Xuồng cơm vàng lại không hề hấn gì.

- Bỏ ra hơn 100 triệu lấy tờ giấy, ông tính bao giờ gỡ vốn? Tôi hỏi.

- Chưa biết, nhưng chắc chắn là không lâu đâu, bởi không có GlobalGAP thì các thương lái nhãn cho chợ đầu mối Thủ Đức, cho Nông Pênh đã giành nhau. Thế nhưng cái đích của tôi không phải là thị trường trong nước mà là thị trường châu Âu, Nhật Bản. Tôi biết chắc rằng với trọng lượng 40-50 quả/kg, với chất lượng ngon như xuồng cơm vàng của ta thì khi ra nước ngoài sẽ không có đối thủ. Nếu nhãn giống Indo của Thái đã từng hất nhãn tiêu da bò của ta ra khỏi thị trường Trung Quốc thì tôi cũng tin sẽ có ngày nhãn xuồng cơm vàng của ra hất nhãn Indo khỏi các thị trường cao cấp.

Rất tự tin với xuồng cơm vàng, với kỹ thuật canh nông của người Việt Nam (lấy tên trang trại là Kỹ Việt), hy vọng Xuồng Cơm Vàng đưa dân tộc VN đến gần hơn với bạn bè thế giới.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm