| Hotline: 0983.970.780

Nhập khẩu hạt điều đạt gần 2 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm

Thứ Tư 12/05/2021 , 14:39 (GMT+7)

Nhập khẩu hạt điều thô tăng do thời tiết bất thường, mưa lớn tại các tỉnh trồng điều đúng vụ thu hoạch khiến người dân không thể phơi, làm ảnh hưởng đến chất lượng điều.

Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu hạt điều tại Việt Nam đã tăng 300%.

Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu hạt điều tại Việt Nam đã tăng 300%.

Theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê, trong tháng 4/2021, các doanh nghiệp chế biến điều trong nước đã nhập khẩu 480.000 tấn hạt điều với trị giá 772 triệu USD, tương đương tháng 3/2021, nhưng tăng mạnh 375% về lượng cũng như 470,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, Việt Nam đã nhập khẩu tổng cộng gần 1,2 triệu tấn hạt điều với trị giá lên tới 1,9 tỷ USD, tăng 300% về lượng và tăng 323,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Giá nhập khẩu bình quân hạt điều thô trong 4 tháng đầu năm 2021 ước khoảng 1.580 USD/tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Như vậy, lượng điều thô nhập khẩu sau 4 tháng đầu năm 2021 đã gần bằng tổng nhập khẩu trong cả năm 2020 (1,45 triệu tấn), trong khi kim ngạch đã cao hơn do giá điều nguyên liệu tăng.

Nhập khẩu điều thô tăng một phần là do diễn biến thời tiết bất thường khiến vụ thu hoạch điều trong nước đến chậm hơn một tháng và mưa lớn tại các tỉnh trồng điều như Bình Phước, Đồng Nai… vào đúng vụ thu hoạch khiến người dân không thể phơi làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt điều.

Đây cũng là nguyên nhân khiến giá thu mua hạt điều tươi tại thị trường trong nước biến động theo xu hướng giảm nhẹ. Số liệu của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) cho thấy, giá điều nguyên liệu biến động từ ổn định đến giảm nhẹ trong tháng qua.

Cụ thể, điều khô mua xô tại Bình Phước giảm từ 29.500 đồng/kg xuống 24.000 đồng/kg; tại Đồng Nai, điều khô mua xô tiếp tục giữ ở mức 30.500 đồng/kg. Bình Phước và một số tỉnh trồng điều ở Đông Nam bộ hiện đang vào vụ thu hoạch.

Trong những năm gần đây, việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu trong nước vẫn luôn là bài toán khó đối với các đơn vị chế biến hạt điều. Giữa năm 2020 đã có không ít nhà máy chế biến hạt điều quy mô vừa và nhỏ đã phải tạm dừng sản xuất hoặc giảm công suất, không mua thêm nguyên liệu do giá điều thô quá cao so với giá nhân điều có thể bán được.

Do đó, việc tăng cường nguồn nguyên liệu ngay từ những tháng đầu năm nay cho thấy các doanh nghiệp đã chủ động hơn về nguồn nguyên liệu ngay cả khi giá nhập vào tăng và giá bán ra thì chưa có nhiều cải thiện.

Nhu cầu về nhân điều vẫn giữ ổn định, thậm chí tăng trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19. Tiêu thụ nhân điều chế biến sâu giảm ở mảng khách sạn, nhà hàng nhưng lại tăng ở các siêu thị. Về tổng thể chung, tiêu thụ nhân điều được dự báo sẽ vẫn tăng. Việc tăng này ngoài lý do tích trữ thực phẩm phòng dịch bệnh thì còn phản ánh xu hướng tiếp diễn từ 3 năm nay.

Hiện riêng Việt Nam đã sử dụng đến 50% tổng sản lượng điều thô thế giới (khoảng 4 triệu tấn/năm). Để đáp ứng nhu cầu tăng từ thị trường tiêu thụ, Hiệp hội Điều Việt Nam dự kiến lượng hạt điều nhập khẩu trong năm 2021 đạt 1,8 triệu tấn. Nhưng với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, con số nhập khẩu có thể cao hơn.

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

‘Con tôm ôm Thụy Hương 308’ cùng phát triển bền vững

Giống lúa lai ba dòng Thụy Hương 308 đem đến năng suất vượt trội, khả năng chống chịu phù hợp với mô hình luân canh lúa - tôm trên những cánh đồng mặn xâm nhập.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.