| Hotline: 0983.970.780

Nhiệt độ trái đất sẽ tăng 3,1 độ C nếu không có hành động quyết liệt

Thứ Sáu 25/10/2024 , 09:02 (GMT+7)

Theo một báo cáo của Liên hợp quốc công bố ngày 24/10, nhiệt độ trái đất sẽ tăng 3,1 độ C trong thế kỷ này nếu các chính phủ không có hành động quyết liệt.

Một người đàn ông đổ nước lên người để hạ nhiệt trong đợt nắng nóng ở Turin, Italy, hồi tháng 8/2024. Ảnh: Reuters.

Một người đàn ông đổ nước lên người để hạ nhiệt trong đợt nắng nóng ở Turin, Italy, hồi tháng 8/2024. Ảnh: Reuters.

Trong báo cáo Khoảng cách Phát thải năm 2024, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cho rằng tốc độ ứng phó với biến đổi khí hậu như hiện nay sẽ khiến nhiệt độ trái đất tăng 3,1 độ C trong thế kỷ này, gấp đôi mức tăng đã được nhất trí trước đó tại Paris (Pháp).

Thậm chí, nếu tất cả các cam kết cắt giảm khí thải được thực hiện như đã hứa, nhiệt độ toàn cầu vẫn sẽ tăng 2,6 độ C so với mức trước thời kỳ công nghiệp, một kịch bản vẫn tàn khốc đối với nhân loại.

"Nếu các nhà lãnh đạo thế giới không thu hẹp khoảng cách phát thải, chúng ta sẽ phải đối mặt với một thảm họa khí hậu toàn cầu", Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres bài phát biểu hôm 24/10.

Báo cáo cho biết, lượng khí thải nhà kính toàn cầu đã tăng 1,3% từ năm 2022 đến năm 2023, lên mức kỷ lục mới là 57,1 gigatonnes khí CO2. Trong khi đó, nhiệt độ trái đất đã tăng 1,3 độ C so mới thời kỳ tiền công nghiệp.

"Nếu chúng ta quan sát tiến độ thực hiện các mục tiêu năm 2030, đặc biệt là của các quốc gia thành viên G20... họ đã không đạt được nhiều tiến bộ đối với các mục tiêu khí hậu hiện tại của họ cho năm 2030", Anne Olhoff, giám đốc khoa học của báo cáo, cho biết.

Báo cáo cho thấy các quốc gia phải cùng nhau cam kết và thực hiện cắt giảm 42% lượng khí thải nhà kính hàng năm vào năm 2030 và đạt 57% vào năm 2035, một mục tiêu hiện được coi là ngoài tầm với.

Các quốc gia sẽ tham dự Hội nghị của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 29 (COP29) tại Azerbaijan vào tháng 11 để xây dựng thỏa thuận đã đạt được vào năm 2023 về quá trình chuyển đổi nhiên liệu hóa thạch.

Các cuộc đàm phán ở Baku, dự kiến diễn ra ​​vào tháng 2/2025, sẽ giúp thông tin về chiến lược cắt giảm khí thải mới nhất của mỗi quốc gia, được gọi là Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Bà Inger Andersen, giám đốc điều hành UNEP, đã thúc giục các quốc gia tận dụng các cuộc đàm phán ở Baku để cải thiện NDC của mình.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Mỹ lần đầu sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 tấn công Houthi

Mỹ đã lần đầu tiên sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit tấn công các kho vũ khí của lực lượng Houthi ở Yemen vào sáng 17/10.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.

Bình luận mới nhất