| Hotline: 0983.970.780

Nhiều diện tích 'thanh long tiền tỷ' có nguy cơ phải chặt bỏ

Chủ Nhật 10/09/2017 , 13:52 (GMT+7)

Được xem là loại cây trồng tiềm năng, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân ở huyện Trảng Bom (Đồng Nai). Thế nhưng thời gian gần đây, hàng trăm ha thanh long ruột đỏ cho thu nhập tiền tỷ có nguy cơ phải chặt bỏ vì dịch bệnh, khiến người dân nơi đây lo lắng.

21-39-13_thnh_long_dich_benh_1
Hàng trăm ha thanh long ruột đỏ cho thu nhập tiền tỷ có nguy cơ phải chặt bỏ vì dịch bệnh

Được tham gia vào dự án hỗ trợ trồng cây thanh long ruột đỏ vào năm 2009. Gia đình anh Nguyễn Trọng Đại ngụ ấp 5, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom( Đồng Nai) đã đầu tư trồng hơn 1ha thanh long ruột đỏ. Chỉ sau 1 năm trồng chăm sóc, dưới sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn. Vườn thanh long đã bắt đầu cho trái. Những năm tiếp theo, năng suất thanh long ruột đỏ tăng dần, với giá bán có thời điểm lên đến gần 70 ngàn đồng/kg, đã mang lại cho gia đình anh Đại gần 1 tỷ đồng/ha/năm.

Tuy nhiên, khoảng 2 năm nay vườn thanh long có hiện tượng bị bệnh nấm, lúc đầu xuất hiện những đốm nhỏ trên thân cây, rồi sau lan sang đến quả. Dù đã dùng mọi loại thuốc phun xịt nhưng bệnh tình trên cây thanh long vẫn không khỏi. Hiện gia đình anh đang cắt bỏ dần vườn thanh long để thay thế loại cây trồng khác, vì không còn cách chữa trị.

Vườn thanh long có hiện tượng bị bệnh nấm

Anh Nguyễn Trọng Đại, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom chia sẻ: “Thanh long nhà tôi bị bệnh này (nấm tắc kè) cũng cả năm rồi, mình mua nhiều loại thuốc xịt rồi cắt bỏ những cành bị bệnh nhưng mà bệnh vẫn không hết, nó có nguy cơ lan sang cả vườn. Sau khi cây bị bệnh nặng thì nó sẽ lan xuống quả. Nên khi thương lái thu mua những trái đó thì sẽ không bán được. Mặc dù, chất lượng của quả thanh long không bị bệnh và thanh long nhiễm bệnh là như nhau. Bởi nhìn bằng mắt thường thì quả thanh long bị nhiễm nấm sẽ xấu hơn nên đành phải bỏ mối ở chợ với giá thấp, không đủ tiền công, phân bón…”.

Huyện Trảng Bom ( Đồng Nai) hiện có trên 136 ha thanh long ruột đỏ, tập trung chủ yếu tại các xã: Hưng Thịnh, Tây Hòa, Trung Hòa, Sông Trầu và Sông Thao. Với thời tiết thất thường như hiện nay việc xuất hiện nhiều loại nấm bệnh trên cây trồng, vật nuôi đang phổ biến. Trong đó, nấm “tắc kè” là một trong những loại nấm bệnh đang gây thiệt hại lớn trên cây thanh long mà chưa có thuốc đặc trị. Trước tình trạng bệnh ngày càng lan rộng, người dân nơi đây rất cần các đơn vị chuyên môn tìm biện pháp xử lý, giúp người dân yên tâm sản xuất, đầu tư phát triển kinh tế loại cây trồng có thu nhập này.

21-39-13_thnh_long_dich_benh_2
Ảnh: Hồng Lĩnh
Thanh long mắc bệnh bị chủ vườn cắt bỏ

 

Xem thêm
Khẳng định vị thế trung tâm chăn nuôi vùng Việt Bắc

Thái Nguyên tiếp tục khẳng định vị thế thứ 2 của khu vực trung du miền núi phía Bắc về phát triển chăn nuôi với nhiều chính sách và bước đi đúng đắn.

Phấn đấu đạt tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng trên 70%

BÀ RỊA - VŨNG TÀU Từ 25/11, các địa phương trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ giám sát dịch bệnh thông qua việc lấy mẫu để kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng đợt 2/2024.

Chọn tạo giống cà chua lai năng suất cao, kháng bệnh xoăn vàng lá

Qua quá trình chọn tạo, một số giống cho năng suất vượt 70 tấn/ha, phù hợp với đồng đất phía Bắc và chống chịu cao với virus xoắn vàng lá.