| Hotline: 0983.970.780

Nhiều mục tiêu của dự án VnSAT đã đạt và vượt

Thứ Hai 14/12/2020 , 20:04 (GMT+7)

Theo đánh giá của BQL dự án VnSAT trung ương, đến nay, nhiều mục tiêu của dự án đã đạt và vượt.

Từ sự hỗ trợ của dự án VnSAT cà phê Tây Nguyên đang phát triển bền vững.

Từ sự hỗ trợ của dự án VnSAT cà phê Tây Nguyên đang phát triển bền vững.

Đối với Hợp phần A, kết quả đánh giá năm 2020 cho thấy, tất cả 4/4 đơn vị và 10/10 tỉnh được chọn đều có chất lượng dịch vụ công được cải thiện đáng kể so với đánh giá lần đầu (2016-2017), trong đó 3/4 đơn vị của Bộ NN-PTNT có mức độ cải thiện rõ rệt và đạt trên 80%, có 1 đơn vị (Trung tâm Khuyến nông quốc gia) cải thiện ở mức độ thấp hơn (đạt 67%); 10/10 tỉnh đều có chất lượng DVC được cải thiện đáng kể so với lần 1 (đều đạt trên 70%, trung bình đạt 82%).

Hợp phần A cũng đã xây dựng được 03 khung chi tiêu công trung hạn (MTEF) cho chi thường xuyên và chi đầu tư (mục tiêu cuối kỳ là 03 MTTF); kết quả triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành đã đạt được là 07 đề án (mục tiêu cuối kỳ là 3 đề án).

Trong khi đó, kết quả cho thấy, nhiều nội dung của hợp phần B, C vượt mục tiêu.

Thực hành canh tác lúa gạo bền vững theo quy trình 3G3T đạt 163.428ha (đạt 109% so với  mục tiêu 150.000 ha) và theo quy trình 1P5G đạt 102.380 ha (đạt 137,7% so với mục tiêu là 75.000 ha); lợi nhuận của nông dân trồng lúa tham gia dự án cao hơn ngoài dự án 28,2% nhờ áp dụng các biện pháp canh tác bền vững và liên kết bao tiêu với các doanh nghiệp (đạt 87,7% so với mục tiêu cuối kỳ là 30%); diện tích lúa có hợp đồng bao tiêu với các doanh nghiệp vụ Hè-Thu 2020 là 56.071 ha (đạt 112,1% so với mục tiêu cuối kỳ là 50.000 ha).

Thực hành canh tác cà phê theo quy trình sản xuất cà phê bền vững là 45.391 ha (đạt 113,5% so với  mục tiêu cuối kỳ là 40.000 ha) và tái canh cà phê bền vững là 13.850 ha (đạt 138,5% so với mục tiêu cuối kỳ là 10.000 ha); và mức tăng lợi nhuận cho nông dân là 17,8% (đạt 89,0% so với mục tiêu cuối kỳ là 20%), mức tăng lợi nhuận này còn chưa đạt yêu cầu nhưng đây vẫn là kết quả đáng khích lệ do giá cà phê thế giới liên tục giảm mạnh trong các năm qua, mức tăng lợi nhuận này đạt được do nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật và quản lý tiên tiến, qua đó giảm chi phí và giá thành sản xuất.

Hợp phần tín dụng do ngân hàng BIDV thực hiện thông qua hoạt động cho vay vốn tín dụng. Đối với tín dụng cho hợp phần C (hỗ trợ tín dụng cho nông dân vay tái canh cà phê) đạt tiến độ tốt và đã giải ngân 100% vốn phần bổ cho hợp phần (50 triệu USD).

Từ ngày 6/8/2020 hợp phần cà phê được giải ngân liên thông từ nguồn vốn tín dụng hợp phần lúa gạo, đã giải ngân thêm 18,5 triệu USD vốn chuyển từ lúa gạo sang nâng tổng lũy kế giải ngân cho tín dụng cà phê là 68,6 triệu USD. Bên cạnh đó còn giải ngân từ quỹ quay vòng cho cà phê là 76,9 tỷ đồng.

Đối với tín dụng cho hợp phần B (hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nâng cấp cơ sở chế biến lúa gạo), do thị trường lúa gạo thời gian qua gặp khó khăn, không hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư nâng cấp cơ sở chế biến, đến nay mới giải ngân được 33,2 triệu USD (đạt 83% so với mục tiêu cuối kỳ là 40 triệu USD).

Theo BQL dự án Trung ương cho đến nay, các khuyến nghị chính của đoàn đánh giá lần thứ 9 đều được thực hiện.

Cụ thể: Bộ NN-PTNT đã có quyết định sửa đổi FS số 2470/QĐ-BNN-HTQT ngày 30/6/2020; Bộ Tài chính và BIDV đã hoàn thành ký điều chỉnh Hiệp định vay phụ ngày 6/8/2020; Chủ tịch Nước đã có Quyết định số 1918/QĐ-CTN ngày 5/11/2020 về việc sửa đổi Hiệp định dự án; Bộ Tài chính đã có văn bản gửi WB ngày 19/11/2020 đề nghị điều chỉnh Hiệp định dự án.

Kết quả giải ngân, từ đầu dự án đến tháng 11/2020, toàn dự án đã giải ngân 3.876 tỷ đồng, trong đó vốn IDA giải ngân 3.473 tỷ đồng đạt 68% vốn IDA theo kế hoạch tổng thể: Vốn tín dụng IDA là 2.343 tỷ đồng (đạt 97% KHTT); vốn IDA phi tín dụng là 1.129 tỷ đồng (đạt 42% KHTT)

 Kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển của dự án VnSAT:

  • Chỉ số PDO1 (Số người hưởng lợi từ dự án): Tổng số 929.067 người được hưởng lợi, đạt 116,1% so với mục tiêu cuối kỳ (800.000 người).
  • Chỉ số PDO2 (Diện tích áp dụng quy trình canh tác tiên tiến):

+ Đối với lúa gạo: Đã có 163.418 ha lúa áp dụng đúng quy trình canh tác bền vững, đạt 109% so với mục tiêu cuối kỳ (150.000 ha).

+ Đối với cà phê: Đã có 59.242 ha cà phê áp dụng đúng quy trình canh tác/tái canh cà phê bền vững, đạt 118,5% so với mục tiêu cuối kỳ (50.000 ha).

  • Chỉ số PDO 3 (Tăng lợi nhuận trên 1ha đất sản xuất của nông dân tham gia dự án so với ngoài dự án):

+ Đối với lúa gạo: Lợi nhuận bình quân/ha tăng 28,3% (Số liệu vụ Hè-Thu 2020), đạt 94% so với mục tiêu cuối kỳ là tăng 30%.

+ Đối với cà phê: Lợi nhuận bình quân so sánh sau dự án và trước dự án tăng 17,8% (niên vụ cà phê 2019-2020 so với nhiên vụ cà phê 2015-2016), đạt 89,0% so với mục tiêu cuối kỳ là tăng 20%.

  • Chỉ số PDO 4 (Giảm khí phát thải nhà kính): 1.365.169 tấn, đạt 136,5% so với mục tiêu cuối kỳ là 1.000.000 tấn (sử dụng công cụ EX-ACT).
  • Chỉ số PDO 5: Tăng chất lượng dịch vụ công phục vụ tái cơ cấu, đánh giá qua khảo sát bằng thẻ điểm: Kết quả đánh giá năm 2020 cho tấy, tất cả 4/4 đơn vị và 10/10 tỉnh được chọn đều có chất lượng dịch vụ công được cải thiện đáng kể so với đánh giá lần đầu (2016-2017), trong đó 3/4 đơn vị của Bộ có mức độ cải thiện rõ rệt và đạt trên 80%, có 1 đơn vị (Trung tâm Khuyến nông quốc gia) cải thiện ở mức độ thấp hơn (đạt 67%); 10/10 tỉnh đều có chất lượng DVC được cải thiện đáng kể so với lần 1 (đều đạt trên 70%, trung bình đạt 82%).

Kết quả thực hiện mục tiêu trung gian:

  • Chỉ số trung gian A1 (Tăng chất lượng sử dụng ngân sách của Bộ NN&PTNT đo lường bằng việc giảm chênh lệch giữa kế hoạch phân bổ ngân sách và thực chi ngân sách đến hết năm): Tháng 11/2020 chưa có số liệu giải ngân vốn đầu tư và vốn thường xuyên của năm 2020 nên chưa tổng hợp được.
  • Chỉ số trung gian A2 (Xây dựng khung chi tiêu và đầu tư công trung hạn cho Bộ và Sở NN&PTNT): Đã xây dựng 3 khung, mục tiêu cuối kỳ là 3 khung. Đạt mục tiêu đề ra.
  • Chỉ số trung gian A3 (Chất lượng các bản đề án tái cơ cấu tiểu ngành của Bộ NN&PTNT được nâng cao và thực hiện có hiệu quả): Đã hoàn thành rà soát và triển khai 7 đề án, mục tiêu cuối kỳ là 3 đề án. Vượt mục tiêu đề ra.
  • Chỉ số trung gian B1 (Diện tích lúa áp dụng quy trình canh tác bền vững đánh giá thông qua 2 chỉ tiêu thuốc bảo vệ thực vật và phân bón): Đã có 1254 ha lúa áp dụng đúng 2 chỉ tiêu này, so với mục tiêu cuối kỳ là 150.000 ha.
  • Chỉ số trung gian B2 (Diện tích lúa áp dụng biện pháp canh tác bền vững đánh giá thông qua 4 chỉ tiêu giảm phân, giảm nước tưới, giảm thuốc và tổn thất sau thu hoạch): Đã có 1638 ha lúa áp dụng đồng thời đúng 4 chỉ tiêu này, so với mục tiêu cuối kỳ là 75.000 ha.
  • Chỉ số trung gian B3 (Diện tích lúa tham gia hợp đồng bao tiêu sản phẩm): Vụ Hè-Thu 2020 đã có 57.271 ha lúa được tham gia bao tiêu sản phẩm, so với mục tiêu cuối kỳ là 50.000 ha.
  • Chỉ số trung gian B4 (tăng đầu tư của doanh nghiệp để tăng công xuất chế biến gạo): BIDV đã cho các doanh nghiệp vay tổng số 33,2 triệu USD, đạt 1% so với mục tiêu cuối kỳ (40 triệu USD).
  • Chỉ số trung gian C1 (Diện tích cà phê áp dụng biện pháp canh tác bền vững đánh giá qua giảm thuốc bảo vệ thực vật và phân bón):

+ Diện tích đang canh tác: 46.606 ha, so với mục tiêu cuối kỳ là 40.000 ha.

+ Diện tích tái canh: 13.850 ha, so với mục tiêu cuối kỳ là 10.000 ha.

  • Chỉ số trung gian C2 (Diện tích cà phê áp dụng biện pháp tưới tiết kiệm nước): 447 ha, so với mục tiêu cuối kỳ 22.000 ha.
  • Chỉ số trung gian C3 (Diện tích tái canh cà phê sử dụng giống xác nhận trong vùng dự án): 18.990 ha, so với mục tiêu cuối kỳ là 7.000 ha.
  • Chỉ số trung gian C4 (Số bản quy hoạch quản lý sản xuất cà phê theo phương pháp cảnh quan): 5, mục tiêu cuối kỳ là 5. Hiện nay đơn vị hỗ trợ kỹ thuật của dự án là phân viện Miền Nam của Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp đã hoàn thành báo cáo thí điểm thiết kế cảnh quan cà phê bền vững. Dự kiến trình Bộ nghiệm thu phê duyệt trong tháng 12/2020.

Xem thêm
80% sản lượng dừa sáp Trà Vinh bán dưới hình thức nguyên liệu thô

Doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng diện tích dừa hữu cơ gắn với mã số vùng trồng xuất khẩu tại Trà Vinh, cần liên hệ với cơ quan chức năng để được hỗ trợ.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Chất lượng là yếu tố số 1 để nâng cao thương hiệu rau quả Việt Nam

‘Để nâng cao giá trị thương hiệu ngành rau quả Việt Nam, chất lượng là yếu tố số 1, sau đó mới đến giá cả', Phó Tổng Giám đốc Doveco Nguyễn Thanh Tùng cho hay.

Hà Nội sắp phê duyệt chủ trương cải tạo lại ba chung cư cũ

UBND TP. Hà Nội có văn bản kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP. Dương Đức Tuấn về việc thực hiện đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ ở Hà Nội.