| Hotline: 0983.970.780

Nhổ nước bọt sẽ bị phạt thế nào?

Thứ Hai 11/05/2015 , 06:15 (GMT+7)

Nhổ nước bọt khi lái xe máy tham gia giao thông: Đáng phạt. Đồng ý. Nhưng, có hai vấn đề được đặt ra.

Vấn đề và dư luận

Phạt thế nào?

Vũ Hữu Sự

Đang cưỡi xe máy trên đường, ngẩng lên phun một bãi nước bọt. Đang ngồi trên xe khách, thò đầu qua cửa sổ nhổ một bãi nước bọt, cả đoàn lái mô tô ào qua tổ CSGT, nhất loạt nhổ nước bọt…

Rất nhiều người đang lái mô tô trên đường, chỉ vì phải đánh tay lái gấp để tránh một bãi nước bọt mà đến nỗi ngã xe, bị tai nạn. Hiện tượng đó đang xảy ra ngày càng nhiều, khiến nhiều Bộ bức xúc, phải lên tiếng đòi xử phạt hành vi này.

Theo Chánh Thanh tra Bộ Y tế Đặng Văn Chính, thì hành vi nhổ nước bọt của người đi xe máy không chỉ thiếu văn hóa, thiếu an toàn giao thông mà còn là nguy cơ phát tán các nguồn bệnh lây nhiễm như lao, sởi, hay các bệnh truyền nhiễm khác thông qua bãi nước bọt.

Bởi thành phần của nước bọt là hỗn hợp gồm những chất nhầy do các tế bào biểu mô hô hấp chế tiết ra trộn lẫn với mủ nhầy, xác chết vi khuẩn và bụi bẩn đường hô hấp.

Do đó về phương diện y học, bãi nước bọt vô cùng bẩn về cả 3 phương diện hóa, lý và vi sinh vật, nó đầy rẫy vi trùng, siêu vi, chất độc… Nó là một véctơ lan truyền bệnh rất nhanh trong cộng đồng.

Ông Chính đồng thuận cao trong vấn đề xử lý hành vi nhổ nước bọt của người đi xe máy.

Tuy nhiên, vấn đề này không chỉ liên quan đến sức khỏe mà còn liên quan tới an toàn giao thông, văn hóa, môi trường, giáo dục… Vì vậy, để xử lý được hành vi này, theo ông, cần thành lập liên bộ (Y tế, GT-VT, TN-MT, Văn hóa, Giáo dục…). Tốt nhất, là Bộ GT-VT nên chủ trì, Bộ Y tế sẽ cùng vào cuộc.

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia thì cho rằng đây là vấn đề liên quan đến người tham gia giao thông, nhưng lại mang tính chất ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường, đạo đức xã hội nhiều hơn.

Do đó Bộ Y tế cần đứng ra đề xuất hoặc đề xuất thẳng lên Chính phủ để có hình thức xử lý trực tiếp.

Nhổ nước bọt khi lái xe máy tham gia giao thông: Đáng phạt. Đồng ý. Nhưng, có hai vấn đề được đặt ra.

Thứ nhất là ai phạt? Quy hành vi đó vào lỗi gì? Gây mất vệ sinh môi trường? Làm lây lan bệnh truyền nhiễm? Hay làm tăng nguy cơ gây tai nạn giao thông? Mức phạt bao nhiêu là vừa, là hợp lý?

Thứ hai, người đâu để theo dõi, bắt quả tang hành vi nhổ nước bọt của người lái xe máy tham gia giao thông? Một ngày, trên đường có biết bao nhiêu người đi xe máy. Ai cũng có thể nhổ nước bọt khi đang đi. Để bắt được “đội quân” nhổ nước bọt đó, cần một lượng người thi hành công vụ khổng lồ, len lỏi giữa dòng người đi xe máy đó.

Mà dù có một đội quân khổng lồ ăn lương để làm việc đó, thì cũng chưa dễ đã bắt được. Bởi hành vi nhổ một bãi nước bọt thường nhanh như chớp, có khi chỉ chừng một vài giây. Nhổ xong một bãi nước bọt, là chiếc xe máy đã lao đi được mấy mét rồi. Phát hiện ra kẻ vi phạm, người thi hành công vụ có đuổi kịp, thì người nhổ nước bọt cũng cãi xóa. Lúc đó, chẳng lẽ lôi người ta lại mà đôi co? Lập chốt để kiểm soát ư? Thì ai dại gì mà nhổ nước bọt khi đi ngang qua chốt?

Xem ra, việc phạt không khả thi. Cách tốt nhất có lẽ là tuyên truyền. Tuyên truyền để người dân thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa khi tham gia giao thông bằng cách... không nhổ nước bọt.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ngàn người về đại ngàn Cúc Phương tránh nắng nóng dịp nghỉ lễ

Ngay trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30/4 năm nay, hơn 2.000 lượt khách đã đến Vườn Quốc gia Cúc Phương tận hưởng không khí dịu mát, dễ chịu của đại ngàn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm