| Hotline: 0983.970.780

Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

Những cách trình bày mâm ngũ quả ngày Tết cần tránh

Chủ Nhật 30/01/2022 , 19:47 (GMT+7)

Trình bày mâm ngũ quả sao cho đúng là điều không phải cũng biết. Hãy bỏ ngay 3 cách trình bày mâm ngũ quả ngày Tết sau để tránh xui xẻo cả năm.

Tuyệt đối không bài trí mâm ngũ quả với hoa quả giả. Ảnh minh họa

Tuyệt đối không bài trí mâm ngũ quả với hoa quả giả. Ảnh minh họa

Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có chừng năm thứ trái cây khác nhau thường có trong ngày Tết Nguyên đán của người Việt. Đây là một phần không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên trong ngày Tết.

Các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng.

Ngoài ra việc bày biện mâm ngũ quả cũng thể hiện tấm lòng thành kính với các bậc tổ tiên. Tuy nhiên có một số điều đại kỵ các gia chủ cần tránh để không phạm phải, ảnh hưởng tới vận may, phúc phần trong năm mới.

Dưới đây là 3 lưu ý khi trình bày mâm ngũ quả ngày Tết mà gia chủ cần tránh:

1. Không bày hoa quả giả

Một số người cho rằng bày hoa quả giả trên bàn thờ vừa đẹp mắt lại để được lâu, không lo bị hỏng trong thời gian thờ cúng mấy ngày Tết. Tuy nhiên đây là cấm đại kỵ.

Vì hoa quả giả dù tiết kiệm chi phí hơn nhưng hoa quả thật mới thể hiện được sự chân thành, thành kính của con cháu.. Ngoài ra các chuyên gia phong thủy cũng cho rằng việc này không hề tốt về mặt tâm linh.

2. Tránh chưng các loại quả có gai, mùi hắc

Các loại quả trong mâm ngũ quả ngày Tết thường tượng trưng cho các mong muốn cầu may của gia đình như Phúc (phúc đức) – Lộc (giàu có) – Thọ (tuổi thọ) - Khang (sức khỏe) – Ninh (bình yên).

Vì vậy không phải loại quả nào cũng được chọn để bày trên bàn thờ ngày Tết mà chúng phải thích hợp và đạt được các nhân tố có ý nghĩa như trên như chuối, bưởi, quất, bưởi, xoài, đu đủ.

Khi bày mâm ngũ quả ngày Tết, không bày các loại quả có hình dáng gai góc như mít, sầu riêng,... hoặc các loại quả có mùi hắc, mùi nặng.

3. Tránh bày mâm ngũ quả với hoa quả quá chín

Không nên bày mâm ngũ quả với những hoa quả đã quá chín. Bởi, mâm ngũ quả được bày trên bàn thờ trong thời gian dài từ vài ngày đến cả tuần, nên nếu chọn hoa quả quá chín sẽ dễ bị thối, hỏng, không tốt cho ngày đầu năm mới.

Ngoài ra, trước khi bày hoa quả lên mâm bạn nên đem rửa sạch rồi dùng khăn sạch lau khô nước để hoa quả lâu hỏng.

Cách trình bày mâm ngũ quả ngày Tết tại 3 miền

1. Mâm ngũ quả miền Bắc

Ở miền Bắc, trên mâm ngũ quả thường có 5 loại quả với 5 màu khác nhau, cụ thể gồm chuối/táo màu xanh; bưởi (hoặc phật thủ), cam, quýt màu vàng; hồng hoặc táo tây, ớt màu đỏ; roi, mận, đào hoặc lê màu trắng; hồng xiêm hoặc nho đen, măng cụt, mận màu đen. Người miền Bắc thường chọn chọn số quả lẻ khi bày mâm ngũ quả ngày Tết. Trong khi người miền Trung và miền Nam thoải mái hơn khi không quan trọng chuyện chọn số quả lẻ hay chẵn mà chủ yếu chọn ý nghĩa của loại quả khi bày mâm ngũ quả ngày Tết.

Cách trình bày truyền thống thường gặp là nải chuối được đặt ở dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các cây trái khác. Mâm ngũ quả đẹp là mâm ngũ quả có đủ màu sắc rực rỡ. Chính giữa nải chuối xanh thẫm là quả bưởi căng mọng hoặc quả phật thủ chín vàng nổi bật.

Những quả chín đỏ đặt xung quanh. Những chỗ khuyết đặt xen kẽ quýt vàng, táo màu xanh hoặc những trái ớt đỏ mọng, hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng.

2. Mâm ngũ quả miền Trung

Tại miền Trung, người dân không quá câu nệ hình thức của mâm ngũ quả mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Mặt khác, do chịu sự giao thoa văn hóa hai miền Bắc - Nam nên mâm ngũ quả của người miền Trung bày biện đủ chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài…

3. Mâm ngũ quả miền Nam

Nếu như người miền Bắc, nải chuối xanh gần như không thể không có trên mâm ngũ quả thì người miền Nam lại kiêng kỵ bày một số trái cây. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi" thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”, hay như trái lê đồng nghĩa với “lê lết”…

Với người dân miền Nam, mâm ngũ quả thường là: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, đọc chệch thành các tên "cầu vừa đủ xài" hoặc "cầu vừa đủ sung".

Cách bày biên mâm ngũ quả ngày Tết đúng cách

1. Nguyên liệu

- Xoài: 2 quả

- Dưa hấu: 2 quả

- Bưởi: 1 quả

- Dứa (Thơm): 1 quả

- Nho: 1 chùm

- Cam, táo, lê: Mỗi thứ vài quả

- Hoa cúc: Vài bông

- Cốc: 3 cái

Rửa sạch, để ráo trước khi bày lên bàn thờ gia tiên.

2. Các bước trình bày mâm ngũ quả

- Bước 1: Nếu các bạn khéo léo khắc được chữ “Vạn sự – Như ý” lên quả dưa hấu thì làm còn không thì chỉ cần để nguyên quả dưa rồi buộc nơ vào cuống của quả dưa là cũng rất đẹp rồi.

Để quả dưa đứng được như trong hình thì các bạn cắt một chút ở phần đuôi của quả dưa đi tạo thành mặt phẳng để đặt lên đĩa. Đặt 2 quả dưa hấu cân ở 2 bên và một chiếc mâm ở giữa.

- Bước 2: Tiếp theo xếp 3 chiếc cốc vào giữa mâm. Đặt quả dứa lên miệng cốc ở giữa và 2 quả xoài ở 2 bên.

- Bước 3: Quả bưởi được đặt ở giữa trước 3 cốc, tiếp tục xếp các loại trái cây như cam, táo, lê xung quanh mâm để cố định 3 chiếc cốc.

- Bước 4: Tầng thứ 2 bạn xếp thêm mấy quả cam và đặt chùm nho lên trên quả bưởi.

- Bước 5: Trang trí mâm ngũ quả đẹp hơn bằng cách cắm vài bông hoa cúc vào các chỗ trống nhìn sẽ bắt mắt và đầy đặn hơn.

- Bước 6: Để mâm ngũ quả lung linh hơn bạn có thể chăng đèn nhấp nháy xung quanh nhé.

Xem thêm
Trái tim hồi xuân bất ngờ khi mái đầu đã tóc bạc

Trái tim hồi xuân ở tuổi già là điều khó ai lường trước, nên lắm phen sự xao xuyến ngoài quan hệ vợ chồng lại làm nảy sinh nhiều rắc rối gia đình.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?