| Hotline: 0983.970.780

Những con chiên sống đẹp đời, tốt đạo

Thứ Sáu 21/10/2022 , 14:23 (GMT+7)

Giáo xứ Kim Châu được người dân Bình Định biết đến với ngôi nhà thờ cổ kính 122 năm tuổi và hơn 2.000 giáo dân có cuộc sống tốt đời, đẹp đạo.

Ngôi nhà thờ 122 năm tuổi

Nhà thờ Kim Châu tọa lạc tại 02 Lâm Văn Thạnh, khu vực Kim Châu, phường Bình Định (thị xã An Nhơn) được biết đến là 1 trong những công trình kiến trúc cổ ở tỉnh Bình Định.

Empty

Nhà thờ Kim Châu nay đã 122 năm tuổi. Ảnh: V.Đ.T.

Theo ghi chép của Giáo phận Quy Nhơn, năm 1850 chưa có nhà thờ Kim Châu. Tháng 8/1885 giáo dân Kim Châu chạy xuống Qui Nhơn lánh nạn phong trào Văn Thân, sau đó vào Gia Định, đến năm thì 1887 hồi cư. Sau khi hồi cư, giáo họ Kim Châu được thành lập với 1 nhà nguyện khiêm tốn, nhà tranh vách đất. Dần dần, vùng Kim Châu có thêm nhiều giáo dân, khi ấy mới có linh mục thường trú, Kim Châu trở thành sở chính của giáo xứ.

Khi cha Blais (người Pháp) đến nhận sở Kim Châu, trong giáo xứ đã có nhiều giáo họ. Cha Blais lập trường học, thu hút được nhiều học sinh đến học. Năm 1900, cha Blais xây dựng nhà thờ Kim Châu, với sự trợ giúp của thầy Bốn Chiếm. Từ đó đến nay, nhà thờ Kim Châu đã được tu sửa nhiều lần, nhưng vẫn giữ lại phần lớn kết cấu nguyên bản.

Bên trong nhà thờ Kim Châu được dựng những cây cột to đến hơn 1 vòng tay người lớn bằng gỗ quí; các cửa chính, cửa sổ, các cây cột và khung trần đều được chạm trổ rất nghệ thuật và hết sức tinh vi. Sau Kim Châu, cha Blais còn lập thêm nhiều giáo họ mới như: Hòa Cư, Chánh Thạnh, Dương Lăng, Phò An, Quang Quang và nhiều họ đạo khác.

Empty

Tết Trung thu năm 2022 linh mục Nguyễn Hồng Ân làm hàng chục ngàn chiếc bánh trung thu với 4,5 tạ đậu xanh và 4,5 tạ đường nguyên liệu. Ảnh: Vũ Đình Thung

Một bậc cao niên có nhà ở cạnh nhà thờ Kim Châu nhớ lại: “Hồi còn nhỏ, tôi nghe ông bà kể lại chuyện lưu truyền trong dòng họ là ngày xưa, những trụ cột dựng nhà thờ Kim Châu là những cây rừng cổ thụ rất to còn để nguyên, những cây rừng này được vận chuyển từ Tây Nguyên xuống bằng đường sông.  Mùa sông Kôn dâng nước lớn, những cây gỗ được kết lại thành cặp, thả trôi từ thượng nguồn sông Kôn xuống hạ nguồn. Khi gỗ trôi xuống đến địa phận An Nhơn thì được giáo dân Kim Châu đứng đón sẵn, vớt lên, rồi đưa về dựng nhà thờ. Khó khăn lắm mới vận chuyển được những cây gỗ rừng từ bờ sông về đến nhà thờ Kim Châu. Hàng trăm giáo dân phải hùa nhau bẩy từng cây rừng nhích đi từng chút. Gian khổ lắm, ấy vậy mà trong nhà thờ Kim Châu có đến hàng chục trụ cột làm bằng cây cổ thụ như thế”.

Sống tốt đời, đẹp đạo

Theo ông Nguyễn Đức Tuấn, thành viên của Ban hành giáo giáo xứ Kim Châu, nhà thờ Kim Châu là nơi sinh hoạt cộng đồng của giáo xứ Kim Châu với 9 giáo họ, gần 400 hộ dân với hơn 2.000 giáo dân.

Nhiều năm qua, cộng đồng giáo xứ Kim Châu tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương; sống tốt đời, đẹp đạo. Giáo dân đoàn kết chung tay bảo vệ môi trường, xây dựng khu phố xanh, sạch, đẹp với nếp sống văn hóa, văn minh đô thị. Góp phần cùng nhân dân trong tỉnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh, đưa Bình Định trở thành 1 tỉnh phát triển thuộc nhóm dẫn đầu khu vực miền Trung.

Empty

Giáo dân sống gần Dòng Giu Se Kim Châu đến giúp linh mục Nguyễn Hồng Ân làm bánh trung thu. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Theo chia sẻ của ông Tuấn, giáo dân Kim Châu luôn ý thức trách nhiệm và bổn phận của người công giáo trên con đường gắn bó và đồng hành cùng dân tộc. Bà con giáo dân tích cực tham gia phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời đẹp đạo” do Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Bình Định phát động, gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định. Từng hộ giáo dân đều đăng ký tham gia các phong trào xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, đoàn kết, chung tay bảo vệ môi trường, xây dựng khu phố văn minh hướng tới môi trường xanh.

“Trong các buổi sinh hoạt cộng đồng tại nhà thờ Kim Châu, các linh mục thường xuyên chia sẻ, nhắc nhở bà con giáo dân ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn nếp sống văn minh nơi công cộng, đoàn kết thắt chặt tình làng nghĩa xóm, sống tốt đời đẹp đạo, sống có ích cho gia đình và xã hội”, ông Nguyễn Đức Tuấn chia sẻ.

Đặc biệt, trong giáo xứ Kim Châu còn có hoạt động của các linh mục thuộc Dòng Giu Se Kim Châu. Ngoài những công việc phụng sự giáo hội và giáo dân, các linh mục Dòng Giu Se Kim Châu còn làm tốt công tác xã hội, nổi bật trong đó là hoạt động của linh mục Nguyễn Hồng Ân. Với sự chung sức của giáo dân trong giáo họ, mỗi tuần, vào thứ Năm linh mục Ân nấu cháo dinh dưỡng gửi đến tận nhà những người già, người neo đơn trong khu vực, không phân biệt có đạo hay ngoại đạo. Tết đến thì linh mục Nguyễn Hồng Ân gói hàng trăm cây bánh tét gửi đến những hộ dân khó khăn để ai cũng có vị Tết.

Mới đây nhất là Tết Trung thu năm 2022, từ sự đóng góp của giáo dân, linh mục Nguyễn Hồng Ân huy động những người sống cạnh Dòng Giu Se Kim Châu tập trung đến nhà dòng làm hàng chục ngàn chiếc bánh trung thu từ 4,5 tạ đậu xanh và 4,5 tạ đường nguyên liệu. Số bánh trung thu này được gửi cho các cháu thiếu nhi, không chỉ các cháu trong giáo họ Kim Châu mà còn gửi đến các địa phương khác trong giáo phận Quy Nhơn để các cháu có cái Tết Trung thu ấm áp.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm