| Hotline: 0983.970.780

Những cuộc khủng hoảng 'lạ' trong nông nghiệp châu Á làm ảnh hưởng toàn cầu

Chủ Nhật 10/03/2019 , 13:05 (GMT+7)

Phải nói ngay rằng, đây là những cuộc khủng hoảng rất “lạ và hot” diễn ra tại châu Á, tác động xấu đến nền kinh tế chung toàn cầu, trang tin Listvers của Anh cập nhật.

Khủng hoảng bò “vô thừa nhận” tại Ấn Độ

Tại bang Uttar Pradesh của Ấn Độ hiện nay đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lạ có tên khủng hoảng bò “vô thừa nhận”. Lý do, thịt bò không được ăn ở Ấn Độ vì chúng được coi là sinh vật linh thiêng. Một số người muốn ăn, nhưng chính quyền bang và các nhóm bảo vệ bò đã ra sức ngăn cản. Vì vậy, nó khiến nông dân không mặn mà nuôi bê đực và bò cái không còn khả năng sản xuất sữa nữa.

Theo thống kê, năm 2012, tại Uttar Pradesh có tới hơn 1 triệu con bò vô thừa nhận

Hầu hết nông dân tại bang này đã từ bỏ những con gia súc không sinh sản nói trên, khiến chúng đi lang thang trong tự nhiên, kể cả trên đường phố. Theo số liệu của chính quyền bang, năm 2012, bang này có 1.009.436 gia súc đi lang thang còn theo điều tra của tổ chức Live Live Stock thì con số trên đang tăng nhanh trong vài năm gần đây. Những con gia súc vô thừa nhận này đã trở thành nỗi phiền toái cho chính coojgn đồng dân cư vì nó ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và gây mất vệ sinh công cộng. Chúng đột kích vào các trang trại và tàn phá hoa màu. Do quá đông nên không còn chỗ để nhốt, vì vậy có nơi người ta còn nhốt bò  vào cả các tòa nhà của chính quyền, trường học và bệnh viện.
 

Khủng hoảng lương thực tại Trung Quốc

Giống như Hà Quốc, Trung Quốc không chỉ khủng hoảng sinh sản mà còn trải qua một cuộc khủng hoảng lương thực trong vài năm gần đây, và trở nên tồi tệ hơn khi cuộc chiến thương mại với Mỹ chưa được giải quyết dứt điểm. Năm ngoái, chính phủ Trung Quốc đã áp dụng một số mức thuế đối với hàng nhập khẩu thực phẩm cần thiết như đậu nành, lúa miến và ngô để đáp trả thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc. Điều lạ, tập đoàn Sinograin thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc, nơi dự trữ lương thực cho chính phủ lại phải phải trả thuế.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung khiến cuộc khủng hoảng lương thực ở Trung Quốc ngày thêm trầm trọng

Chủ tịch Tập Cận Bình sau đó đã đi thăm các khu vực thuộc Đông Bắc Trung Quốc, nơi vựa lúa  của Trung Quốc, ông nói rằng Trung Quốc nên tự túc trong sản xuất lương thực. Sản xuất thực phẩm luôn là một vấn đề nóng đối với Trung Quốc. Đất nông nghiệp có thể canh tác được của Trung Quốc chiếm hơn một phần mười đất nông nghiệp, trong khi đó dân số chỉ chiếm 1/5 dân số thế giới. Thực tế, rất nhiều đất nông nghiệp của Trug Quốc lại bị chiếm bởi các ngành công nghiệp hoặc bị ô nhiễm kim loại nặng do các ngành công nghiệp gây ra nên không thể sản xuất nông nghiệp được.

Cuộc khủng hoảng lương thực của Trung Quốc âm ỉ từ nhiều thập kỷ, khi mức sống được cải thiện, khiến người dân Trung Quốc chuyển từ chế độ ăn giàu carbohydrate sang giàu protein, và không có đủ đất canh tác đủ để trồng rau và chăn nuôi. Hiện tại, Trung Quốc đưa ra giải pháp tình thế bằng cách nhập khẩu thực phẩm và cho thuê hoặc mua đất nông nghiệp ở Châu Phi, Úc và Châu Mỹ. Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại với Mỹ đã lộ ra một điều bất ổn,   nhập khẩu lương thực không phải là giải pháp đáng tin cậy. Chưa hết, hầu hết các quốc gia có các trang trại Trung Quốc lại đang là cái rốn  bùng nổ dân số trong một vài thập kỷ tới nên đất nông nghiệp cũng không kém phần bức thiết giống như Trung Quốc đang tìm kiếm.
 

Khủng hoảng kền kền Ấn Độ

Bên cạnh khủng hoảng bò vô thừa nhận, Ấn Độ còn phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng khác, mang tên khủng hoảng kền kền. Đơn giản, Ấn Độ là “cái rốn” của loài chim này. Kền kền đông đến mức không ai đếm xuể, ước tính đến đầu thập niên 90 thế kỷ trước Ấn Độ có tới trên 40 triệu con. Sở dĩ đông như vậy là do bò không được ăn thịt, khi chúng chết kền kền đến giải quyết. Tuy vậy, đến giai đoạn từ năm 1992 đến 2007, dân số kền kền đã giảm tới 97% và ngày nay chỉ còn khoảng 20.000 con. Không ai biết được lý do vì sao đàn kền kền lại giảm nhanh đến như vậy.

Đầu thập niên 90, Ấn Độ có trên 40 triệu kền kền nhưng đến 2007 chỉ còn không quá  20 nghìn con

Theo nghiên cứu, thủ phạm là do diclofenac, một loại thuốc giảm đau phổ biến được sử dụng cho gia súc, gây tử vong cho kền kền. Nó gây ra suy thận và tử vong ở kền kền sau khi ăn xác động vật chết. Kền kền tiệt chủng đã khiến Ấn Độ có nguy cơ đứng trên bờ vực dịch bệnh. Chuột và chó đã thay thế kền kền, nhưng chúng không hiệu quả, chưa kể, chó có thể truyền vi khuẩn sang cho người. Để hồi sinh loài chim này, Ấn Độ đã cấm sử dụng diclofenac và bắt đầu áp dụng chương trình nhân giống tái sinh tự nhiên kền kền. Tuy nhiên, sẽ mất nhiều thời gian trước khi nó đạt được kết quả như mong muốn bởi thực tế vẫn còn không ít chủ gia súc lén lút sử dụng diclofenac trong chăn nuôi bò.

(Theo Listverse- 3/2019)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Nga phá âm mưu của Ukraine nhằm cướp trực thăng tác chiến điện tử

Quân đội Nga đã ngăn chặn một nỗ lực của tình báo Ukraine nhằm cướp một máy bay trực thăng tác chiến điện tử, một phi công và một nguồn tin an ninh cho biết.