1.1. Trên lúa
a) Các tỉnh Bắc bộ: Rầy non - rầy lưng trắng hại diện hẹp trên mạ Mùa và lúa Mùa cực sớm – sớm. Ốc bươu vàng, chuột, bệnh đạo ôn lá, sâu cuốn lá, tuyến trùng, sâu cắn gié, bệnh đốm sọc vi khuẩn,... tiếp tục hại.
b) Các tỉnh Bắc Trung bộ: Ốc bươu vàng, chuột, bọ trĩ tiếp tục phát sinh gây hại tăng trên lúa Hè Thu giai đoạn đầu vụ. Rầy, sâu cuốn lá nhỏ phát sinh và gây hại nhẹ.
c) Các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh đạo ôn lá,... gây hại lúa giai đoạn đứng cái - đòng trỗ. Chuột gây hại trên các trà lúa Hè Thu giai đoạn đòng trỗ, hại nặng cục bộ ruộng ven làng, đồi gò, kênh mương, những nơi tổ chức phòng trừ chưa tốt.
d) Các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL: Rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi trưởng thành mang trứng – tuổi 1. Bệnh đạo ôn lá xuất hiện trên lúa Hè Thu giai đoạn đẻ nhánh với mức độ nhẹ, bệnh đạo ôn cổ bông xuất hiện ở giai đoạn đòng trỗ. Ngoài ra cần lưu ý rầy phấn trắng giai đoạn mạ - đẻ nhánh; bệnh cháy bìa lá, chuột giai đoạn đòng trỗ - chín.
1.2. Trên cây trồng khác
- Trên cây ngô và rau, màu: bệnh huyết dụ, bệnh lùn sọc đen, sâu đục thân có xu hướng gây hại tăng trên cây ngô; bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang, bọ trĩ,... gây hại nhẹ đến trung bình trên rau màu; sâu keo mùa thu tiếp tục phát sinh gây hại các vùng trồng ngô trong cả nước.
- Cây ăn quả có múi: Ruồi đục quả, nhện đỏ, rệp sáp, sâu vẽ bùa... tiếp tục hại.
- Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục gây hại tại các tỉnh phía Nam.
- Cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh, bệnh phồng lá,... tiếp tục gây hại.
- Cây mía: Bệnh trắng lá, bệnh chồi cỏ, sâu non xén tóc,... hại cục bộ vùng ổ dịch.
- Cây sắn: Bệnh khảm lá tiếp tục gây hại.
- Cây cà phê: Rệp sáp, rệp vảy, bệnh khô cành, khô quả, mọt đục quả,... tiếp tục gây hại.
- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm,... tiếp tục gây hại.
- Cây điều: Bọ xít muỗi, sâu đục thân/cành, bệnh khô cành,... gia tăng hại.
- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, thán thư, thối rễ tóp cành phát sinh gây hại…
CỤC BVTV
KHUYẾN CÁO Hiện trên diện tích lúa gieo trồng ở các vùng ốc bươu vàng đã bắt đầu gây hại. Ốc bươu vàng rất thích ăn mầm lúa và lúa non, làm giảm mật độ nên tốn công tỉa dặm, ở mật độ cao có thể làm ruộng mất trắng, phải gieo lại và ảnh hưởng đến năng suất lúa. Theo dự báo của các chuyên gia nông nghiệp Nông Dược H.A.I, trong thời gian tới ốc bươu vàng sẽ tiếp tục gây hại trên cây lúa, đặc biệt có thể hại nặng một số vùng nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời. Đặc điểm và tập tính: Ốc bươu vàng là loại phàm ăn, ăn khỏe, ăn liên tục cả ngày đêm. Trên ruộng lúa chúng ăn từng đám, tập trung ăn nhiều ở ruộng trũng, ruộng lúa non, lúa mới gieo... Trường hợp ruộng bị hạn, nước trong ruộng khô kiệt, ốc có thể sống vùi mình xuống lớp đất sâu, sống tiềm sinh hàng tháng vẫn không chết. Để trừ triệt để ốc bươu vàng, ngoài các biện pháp canh tác thì thuốc trừ ốc tốt nhất hiện nay để bà con nông dân sử dụng chính là Thuốc trừ ốc HONEYCIN 6GR. Thuốc được sản xuất với công nghệ hiện đại và phụ gia cao cấp, giúp thuốc: Kích cỡ hạt rất nhỏ ( diệt cả ốc lớn và ốc nhỏ. Thuốc mau chìm hơn, lâu tan rã hơn. Thuốc có tính dẫn dụ rất cao, hấp dẫn ốc đến ăn hơn. Diệt ốc lâu dài hơn, triệt để hơn. * Cách sử dụng: Thời điểm xử lý: 4-8 NSS (Ngay sau khi cho nước vào ruộng lần đầu) hoặc rải theo rảnh nước. Liều lượng: 5-6 kg/ha. * Lưu ý: Phối hợp rất tốt với thuốc trừ sâu Nouvo 3.6EC để diệt ốc triệt để hơn. Nên rải thuốc vào chiều mát. Không để ruộng có quá nhiều nước hoặc ruộng không có nước. Có thể trộn thuốc với phân để rải. Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC HAI (Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, Phường ĐaKao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh ☎ Hotline: 028.38.292.80; Fax : 028.38.223.088; Website: www.congtyhai.com) H.A.I |