| Hotline: 0983.970.780

Những khuyến cáo... hại dân

Thứ Tư 13/06/2012 , 10:18 (GMT+7)

Mùng 4 tết năm Nhâm Thìn, TS. Nguyễn Hữu Huân, Phó Cục trưởng Cục BVTV làm chuyến công du đồng ruộng đầu xuân. Cánh đồng lúa Sóc Trăng phẳng lỳ, trải rộng ngút tầm mắt rạt rào gợn sóng hoe vàng. Lại thêm một mùa bội thu. Tiếc thay, niềm vui không trọn vẹn dưới con mắt nhà chuyên môn...

Mùng 4 tết năm Nhâm Thìn, TS. Nguyễn Hữu Huân, Phó Cục trưởng Cục BVTV làm chuyến công du đồng ruộng đầu xuân. Cánh đồng lúa Sóc Trăng phẳng lỳ, trải rộng ngút tầm mắt rạt rào gợn sóng hoe vàng. Lại thêm một mùa bội thu. Tiếc thay, niềm vui không trọn vẹn dưới con mắt nhà chuyên môn...

FF - ANH LÀ AI?

Một nông dân trả lời phỏng vấn TS Huân: - Tại sao còn 15 ngày nữa thì gặt mà bác vẫn phun thuốc? – Phun cho “chắc hạt, nặng bông”. – Ai dạy bác vậy? – Các FF. Các FF nói rằng phun Amistar top lá đòng xanh lâu hơn được 7 ngày nên thay vì mỗi bông chỉ được 1,1 gram lúa thì khi phun Amistar top được tới hơn 1,2 gram. Mỗi ha có khoảng 5-6 triệu bông nên năng suất sẽ tăng được gần 1 T/ha.

FF là ai? FF là viết tắt từ bạn của nông dân bằng tiếng Anh (Farmer’s Friend) được Cty CP Bảo vệ Thực vật An Giang xem là một sáng kiến vĩ đại ba cùng với nông dân. Theo Cty CP BVTV An Giang, lực lượng FF ban đầu chỉ 12 người nhưng sau 5 năm đã phát triển lên 600 người để cùng ăn, cùng ở và cùng… phun thuốc với hơn 7.000 hộ nông dân. FF cũng chính là lực lượng mà bất cứ công ty BVTV nào cũng phải kiêng dè khi muốn cạnh tranh với công ty BVTV số 1 của Việt Nam này.

Trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng năm 2012 ở Việt Nam, Amistar top được đăng ký để trừ bệnh khô vằn, vàng lá do nấm, lem lép hạt, đạo ôn trên lúa. Phần công dụng trong nhãn thuốc Amistar top cũng chỉ ghi “Trị lem lép hạt, đạo ôn (lá và cổ bông), khô vằn (đốm vằn), vàng lá (chín sớm) hại lúa” mà tuyệt nhiên không có dòng nào ghi “giữ xanh lá đòng”, “tăng năng suất” như lời của các FF thường “nổ”. Lạ là các FF cũng là các kỹ sư chuyên ngành, hiểu biết về chuyên môn và pháp luật nhưng vẫn cố tình “nổ” như vậy.


Nông dân xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, An Giang thất thần ngắm thửa ruộng bị bệnh đạo ôn cháy chỏm vì lỡ nghe theo khuyến cáo phun kết hợp phân bón lá Boom Flower với thuốc trừ nấm Filia

NHÂN VIÊN "NỔ", LÃNH ĐẠO CÀNG "NỔ"

Ở Cty CP BVTV An Giang, không những chỉ có mấy trăm “lính” mới dám huênh hoang mà ngay cả lãnh đạo công ty cũng thường xuyên nói láo mà KS Tiêu Minh Tâm, Giám đốc kỹ thuật sản phẩm nông dược là một ví dụ. Hãy nghe một Clip được Cty CP BVTV An Giang thực hiện tung lên mạng Youtube mà KS Tâm đã hùng hồn: “Boom Flower là phân bón lá không có đạm tự do, do đó khi có bệnh muốn mau phục hồi thì kết hợp với Filia, bệnh sẽ dừng không phát triển và sức tăng trưởng của cây lúa sẽ mãnh liệt hơn so với bình thường mà không có hiệu ứng ngược lại, nghĩa là vẫn giúp trừ bệnh và phát triển”.

KS Tâm không những chỉ nói suông “khẩu thiệt vô bằng”, nói trên tivi của các địa phương, lợi dụng mạng xã hội để phát tán thêm rộng rãi mà còn viết in báo “giấy trắng mực đen”. Báo An Giang số ra ngày 4/6/2012 có đăng bài viết của vị kỹ sư này có đoạn “Nếu bị “sụp mặt” (bị bệnh đạo ôn nặng) thì phải tốn công nhiều, nghĩa là bên dưới phải rải vôi để cải tạo môi trường đất, phía trên phun Boom Flower và Filia để vừa trị bệnh, vừa kích hoạt cây lúa phục hồi nhanh nhứt”.

Về bản chất khoa học của “giải pháp Tâm’s” trên phải để giành cho các chuyên gia, chỉ xin cung cấp một thực tế, Chi cục BVTV An Giang, nơi sinh thành và dưỡng dục Cty CP BVTV An Giang, thấy KS. Tâm “nổ” quá, nên cũng sợ mang tiếng bèn làm một thực nghiệm và kết quả là nếu cứ theo khuyến cáo trên thì chỉ “từ chết đến bị thương”.

LỢI DỤNG CÁC CHÍNH SÁCH ĐỂ BÁN THUỐC

Trong nhiều năm qua, Cty CP BVTV An Giang là đơn vị có nhiều hoạt động xã hội và hưởng ứng tích cực các chính sách của Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, sau cái vỏ tích cực tưởng như vô tư “vì bạn nhà nông” ấy bao giờ cũng lấp ló cái đuôi “bán thuốc”. Đầu Xuân Nhâm Thìn vừa qua, Tỉnh ủy Vĩnh Long tổ chức buổi gặp gỡ thân mật các nhà khoa học nông nghiệp. Trong cuộc gặp, kế hoạch xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” của Vĩnh Long được bàn bạc và Phó Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Văn Hữu Huệ đưa ra cảnh báo “Tại sao bình thường nông dân chỉ phun thuốc BVTV 3-4 lần, nhưng nông dân trong mô hình phải phun đến 8 lần”.

Theo TS. Nguyễn Hữu Huân, Phó Cục trưởng Cục BVTV, các Chi cục BVTV cần chấn chỉnh ngay việc quảng cáo, hướng dẫn sử dụng thuốc như Cty CP BVTV An Giang và bắt đầu từ nay nếu nông dân còn nghe theo khuyến cáo của Cty CP BVTV An Giang phun thuốc phòng trừ bệnh đạo ôn theo quy trình của họ thì phải chuẩn bị “nhân chứng, vật chứng” để có cơ sở bắt đền họ lúc thất thu.

Một điều tra của Phân viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp miền Nam tiến hành ở thị xã Tân An, Long An vào tháng 6/2011 cho biết chi phí bình thường của nông dân cho vụ đông xuân (trên hệ thống canh tác 3 vụ lúa/năm) hết 5.300.000 đ cho phân bón và 1.250.000 đ cho thuốc BVTV. Cũng năm ấy, theo báo cáo của Cty CP BVTV An Giang, chi phí 1 vụ lúa trong mô hình “cùng nông dân ra đồng” cho phân bón là 6.000.000 đ, cho thuốc BVTV là 5.000.000 đ. Như vậy, những nông dân trong mô hình của Cty CP BVTV An Giang đã sử dụng một lượng thuốc BVTV gấp 4 lần so với bình thường.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia Hà Lan trong khuôn khổ dự án cấp nhà nước VIE/87031, lượng thuốc BVTV (không kể thuốc cỏ) sử dụng cho cây lúa nước không nên quá 6 USD/ha/vụ. So với con số này thì lượng thuốc BVTV trong mô hình của Cty CP BVTV An Giang gấp 41 lần so với chuẩn mực quốc tế.

Có thể khập khiễng, nhưng những minh chứng trên giải thích một phần tại sao doanh thu và lợi nhuận của công ty bán thuốc BVTV này luôn ở mức rất cao, năm 2011 doanh thu đạt 4.869 tỷ đồng, tăng 19,9% so với 2010, tăng 4,5% so với kế hoạch, cổ tức đạt 30%.

Chỉ có điều, lợi nhuận các cty bán thuốc BVTV phải chăng tương đồng số lượng bệnh nhân ung thư ngay một tăng (các bệnh viện ung thư trên toàn quốc hiện nay đều thuộc loại “chồng” - bệnh nhân nằm chồng lên nhau).

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm