| Hotline: 0983.970.780

Những loại cây nào hút sạch bức xạ sóng điện và wifi?

Thứ Bảy 18/08/2018 , 07:30 (GMT+7)

Hiện nay công nghệ thông tin không ngừng phát triển nên tình trạng bức xạ sóng điện và wifi phổ biến từ thành thị đến nông thôn, bởi vậy nguy cơ con người bị nhiễm xạ gây bệnh nguy hiểm nhất là trẻ nhỏ rất dễ xảy ra.

May thay trong thiên nhiên lại có những loại cây có khả năng hút sạch bức xạ sóng điện và wifi khiến môi trường trở nên trong sạch. Nếu không có điều kiện trồng nhiều thì ít nhất cũng nên trồng 1 - 2 cây trong nhà để chúng hút đi sóng điện thoại, các bức xạ độc hại từ các thiết bị điện tử. Dưới đây xin giới thiệu 10 loại cây có công hiệu ấy.

v152624569

1. Cây lan ý: Lan ý là loài cây xứ nóng, thân thảo, thích nghi với môi trường có ít ánh sáng nhưng đòi hỏi phải tưới nước thường xuyên. Cây có thể lọc được benzene VOC, một chất gây ung thư có nhiều trong sơn, chất đánh bóng, sáp đánh bóng đồ nội thất. Nó cũng trung hòa aceton, formaldehyde và trichloroethylen, vốn được phát ra từ thiết bị điện tử, chất kết dính và chất tẩy rửa.

2. Cây dương xỉ: Cây dương xỉ có tác dụng làm giảm formaldehyde trong không khí. Loại chất này khá phổ biến, chúng thường “tiềm ẩn” và bốc hơi ở những vật dụng như: Bàn ghế gỗ mới sơn, chất tẩy rửa hóa học, thuốc nhuộm vải…

3. Cây lưỡi hổ: Cây lưỡi hổ phát triển mạnh trong ánh sáng thấp nên thích hợp trồng trong nhà. Vào ban đêm, nó hấp thụ carbon dioxide (CO2) và giải phóng Oxy (một sự đảo ngược của quá trình tổng hợp Oxy của hầu hết các cây). Hãy đặt một chậu cây trong phòng ngủ để tăng Oxy trong khi ngủ. Ngoài ra, cũng nên đặt cây này trong phòng có nhiều máy in, máy tính.

4. Cây lô hội (nha đam): Ít ai biết, ngoài tác dụng giúp chị em làm đẹp, cây nha đam còn hấp thu tốt khí cacbonic và nhả oxy về đêm nên thích hợp đặt trong phòng ngủ hay phòng làm việc thiếu ánh sáng ban ngày.

5. Cây sung: Cây sung vừa làm cây cảnh bày nhà rất đẹp, vừa có thể trung hòa khói thuốc trong nhà. Ngoài ra, loại cây này còn có thể làm giảm nồng độ carbon dioxide, carbon monoxide và hóa chất độc hại khác được tìm thấy trong các loại sơn và vecni.

6. Cây rồng: Đặt cây rồng trong nhà sẽ giúp thanh lọc bức xạ từ tivi, máy tính và cả những chất độc hại khác. Ngoài ra, cây rồng còn làm bay hơi các thành phần từ chất làm sạch, sơn, dung môi, thuốc xịt và khử mùi. Vị trí thích hợp nhất để đặt cây rồng là phòng ngủ, gần tivi, bàn làm việc.

7. Cây cọ cảnh: Cây cọ cảnh nhỏ gọn, thích hợp để ở bàn làm việc. Cây cọ cảnh có tác dụng hút khí benzen, khí formaldehyde trả lại cho bạn không gian sống trong lành.

8. Cây đa búp đỏ: Đa búp đỏ cũng là loại cây có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, cung cấp oxy. Cây cực kỳ dễ trồng, có thể dễ dàng sinh sôi trong môi trường nhiệt độ thấp và thiếu ánh sáng. Trồng đa búp đỏ, bạn có thể giúp môi trường sống của mình trở nên trong lành hơn nhiều mà không cần quá tốn công chăm sóc cho cây.

9. Cây trúc mây: Trúc mây là loài cây dễ trồng, đẹp mắt. Cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần, thích hợp làm cây cảnh nội thất, giai đoạn còn nhỏ đòi hỏi phải che bóng, đất thoát nước tốt. Cây trúc mây lọc tốt amoniac, một chất rất hại cho hệ hô hấp, vốn là thành phần chính trong chất tẩy rửa, dệt may và thuốc nhuộm.

10. Cây thường xuân: Loại cây này thường xuyên hút toàn bộ formaldehyde trong không khí nhà bạn. Đây là chất cực kì nguy hiểm dễ khiến bạn mắc các bệnh như khó thở, đau đầu thậm chí là cả ung thư.

(Kiến thức gia đình số 33)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm