| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 17/09/2019 , 08:58 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 08:58 - 17/09/2019

Những người vắng mặt ở một phiên tòa nóng bỏng

Sau hơn 1 năm điều tra, vụ án gian lận trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2018 tại Sơn La đã được đưa ra xét xử.

Trần Xuân Yến, cựu Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La.

Phiên tòa khai mạc sáng 15/9, có 8 bị can liên quan trực tiếp đến quá trình đổi trắng thay đen kết quả học tập của thí sinh, bao gồm Trần Xuân Yến (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La), Lò Văn Huynh (Trưởng Phòng Khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục) Nguyễn Thanh Nhàn (Phó Phòng Khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục) Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên Phòng Khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục), Đặng Hữu Thủy (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu), Cầm Thị Bun Sọn (Phó Phòng chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT Sơn La), Đỗ Khắc Hưng (trung tá, cán bộ Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La) và Đinh Hải Sơn (thiếu tá, cán bộ Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La).

Hành vi phạm tội của 8 bị can đều xuất phát từ lợi ích cá nhân cá nhân, nhưng hậu quả thì cả xã hội phải gánh chịu. Chắc chắn hình phạt nghiêm khắc sẽ được phán quyết cho những kẻ trộm long tráo phụng chốn trường thi.

Tuy nhiên, 8 bị can đối mặt với tội danh “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” không phải là tất cả sự quan tâm của cộng đồng đối với vụ án chấn động này. Bởi lẽ, 8 bị can không thể làm nguồn “cung” nếu không có nguồn “cầu” trong quá trình nâng điểm và sửa điểm các bài thi. 47 người có quyền và nghĩa vụ liên quan được tòa triệu tập, có những nhân vật vai vế ở tỉnh Sơn La như Trưởng Phòng Giáo dục trung học cơ sở của Sở GD-ĐT, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai, Phó Chánh Thanh tra tỉnh…

Đáng tiếc, chỉ có 4 người có mặt. 43 người vắng mặt, có người làm đơn nêu rõ lý do, nhưng cũng có người lẩn tránh bằng sự im lặng. Đành rằng, vụ án đã có lời khai tương đối cụ thể, nhưng những gì diễn ra ở phiên tòa công khai mới đủ sức thuyết phục cho từng động cơ và cho từng cá nhân.

Mức độ quan trọng của phiên tòa xét xử vụ án gian lận điểm thi, không hẳn nằm ở số tiền mà người nọ đã đưa cho người kia được nêu trong hồ sơ, mà còn nhằm sáng tỏ những thị phi xung quanh đạo đức và nhân phẩm những người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Thật ái ngại, khi 43 người được triệu tập lại vắng mặt, nghĩa là họ đã tự khước từ cơ hội quý báu để bảo vệ sự đàng hoàng và sự trong sáng của họ. Trong số 43 người vắng mặt, có cả ông Hoàng Tiến Đức - Giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La, người vẫn đang mang danh hiệu Nhà giáo Ưu tú!

Sau vụ xét xử vụ án gian lận điểm thi ở Sơn La, còn hai phiên tòa tương tự sẽ mở ở Hà Giang và Hòa Bình. Sự vắng mặt của những người có quyền và nghĩa lợi liên quan, dĩ nhiên, vẫn là điều phải tiếp tục băn khoăn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm