| Hotline: 0983.970.780

Những thay đổi trong chính sách xuất nhập khẩu của Trung Quốc cụ thể thế nào?

Thứ Năm 28/11/2019 , 11:29 (GMT+7)

Trong khoảng hai năm trở lại đây chính sách biên mậu, nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là nông sản của Trung Quốc có rất nhiều thay đổi.

Năm 2018 Trung Quốc thay đổi hệ thống quản lý Nhà nước về nhập khẩu và thực phẩm qua đó ảnh hưởng nhiều tới nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc của Việt Nam. Ảnh: Hải Đăng.

Thay đổi hệ thống quản lý Nhà nước

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, ngày 13/3/2018, Quốc hội Trung Quốc thông qua cơ cấu tổ chức chính phủ trong đó Tổng Cục Giám sát chất lượng, Kiểm nghiệm và Kiểm dịch quốc gia Trung Quốc - AQSIQ bị giải thể và Vụ Kiểm dịch động thực vật, Vụ An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu được chuyển sang một Cơ quan cấp bộ trực thuộc Chính phủ Trung Quốc là Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC).

Như vậy, nhiệm vụ đánh giá nguy cơ dịch hại và an toàn thực phẩm, dịch bệnh để mở cửa thị trường cho các sản phẩm từ Việt Nam gồm: các loại quả tươi, cám gạo, các sản phẩm từ động vật thủy sản gạo, khoai lang, sữa… sẽ được giao cho GACC.

Cụ thể, Vụ Kiểm dịch động thực vật thuộc GACC là cơ quan chịu trách nhiệm đánh giá nguy cơ để mở cửa thị trường cho các sản phẩm từ Việt Nam gồm: các loại quả tươi, cám gạo, động vật và các sản phẩm từ động vật thủy sản. Vụ An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu là cơ quan chịu trách nhiệm đánh giá nguy cơ để mở cửa thị trường cho các sản phẩm từ Việt Nam gồm: gạo, khoai lang, sữa…

Thủy sản của Việt Nam là mặt hàng Trung Quốc kiểm soát chặt tại cửa khẩu từ năm 2018. Ảnh: Hải Đăng.

Thay đổi toàn diện biên mậu với hàng thủy sản

Ngay sau khi thay đổi lại hệ thống quản lý nhà nước về cửa khẩu, xuất nhập khẩu và an toàn vệ sinh thực phẩm, từ năm 2018, Trung Quốc thực hiện nhiều thay đổi trong chính sách biên mậu đối với mặt hàng thủy hải sản của Việt Nam.

Thủ tục hải quan, kiểm dịch được phía Trung Quốc kiểm soát rất chặt chẽ trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, đầy đủ nên hàng hóa không đáp ứng được yêu cầu về thủ tục, quy cách bao gói, nhãn mác, nhiều lô hàng đã bị trả lại.

Theo báo cáo của các tỉnh biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc của Việt Nam cho biết, năm 2018 và 2019 Tổng cục Hải quan Trung Quốc và một số tỉnh giáp Việt Nam như Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam chính thức khởi động mô hình logistics Blockchain xuyên khu vực, xuyên quốc gia đối với hàng thủy sản.

Để triển khai mô hình Blockchain, các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã ban hành nhiều quy định mới về quản lý nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; quy cách, nội dung thông tin sản phẩm trên tem nhãn; quy cách đóng gói hàng hóa, kiểm dịch; kiểm định chất lượng sản phẩm.

Các sản phẩm của Việt Nam chưa nhận được chấp nhận kiểm dịch tại Trung Quốc sẽ không được giao dịch biên mậu, cụ thể là các sản phẩm thủy hải sản (sứa, cá biển…), nguyên liệu từ bột xương, rong biển và dược liệu.

Tất cả các sản phẩm cá nuôi hoặc đánh bắt từ biển (từ hải sản ướp đá), đều phải được lấy từ các công xưởng có đăng ký doanh nghiệp Việt Nam, khi khai báo hải quan phải xuất trình chứng thư về thủy sản do Nhà nước Việt Nam cấp.

Các sản phẩm thủy, hải sản nhập khẩu, bao bì đóng gói in ấn phải chắc chắn (không bao gồm sản phẩm ướp đá). Chú thích ghi nhãn phải đầy đủ, bao gồm: Tên thương mại và khoa học, quy cách, ngày sản xuất, số lô, điều kiện bảo quản, phương thức sản xuất (đánh bắt biển/nuôi trồng), vùng sản xuất, tên và mã số doanh nghiệp chế biến sản xuất phải ghi rõ đích đến là nước Công hòa Nhân dân Trung Hoa.

Các cơ sở giống, doanh nghiệp đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản Việt Nam cần chủ động nắm bắt sự thay đổi chính sách biên mậu của Trung Quốc để có chiến lược kinh doanh phù hợp. Ảnh: Hải Đăng.

Phía Trung Quốc cũng thông báo một số nội dung liên quan đến quản lý, giám sát hàng hóa, đặc biệt là tăng cường quản lý về kiểm dịch. Cơ quan chức năng Trung Quốc sẽ không cho phép khai báo hải quan, không phê duyệt kiểm dịch và không cho phép nhập khẩu đối với các mặt hàng nông sản thực phẩm không có trong danh mục chuẩn kiểm dịch.

Theo Tổng cục Thủy sản, hiện danh mục hàng thủy sản Việt Nam được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho phép xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc qua lối mở/cặp chợ là 137 loại. 

Về thủ tục cần thiết để hàng thủy sản Việt Nam được phép xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc qua cặp chợ biên giới, gồm hai yêu cầu chính: Sản phẩm xuất khẩu phải là của các doanh nghiệp Việt Nam được cấp mã doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường Trung Quốc do Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) - Bộ NN-PTNT cấp và Chứng thư kiểm dịch của các Chi cục vùng trực thuộc Nafiqad.

Các sản phẩm bị Trung Quốc kiểm soát chặt

Theo phân loại, yêu cầu và tiêu chuẩn của phía Trung Quốc công bố, những mặt hàng của Việt Nam sau sẽ bị kiểm soát chặt về chất lương, bao gồm: Thủy sản đông lạnh và khô; Thủy sản cấp đông không qua chế biến; Thực phẩm làm từ thực phẩm; Thực phẩm đống gói; Hoa quả; Thức ăn làm từ động vật thủy sinh; Bột sắn; Thức ăn gia súc.

Xem thêm
1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Những mốc son của hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Nghệ An

Giai đoạn 2016 - 2024, hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Nghệ An đạt được nhiều thành tích vang dội, được Trung ương ghi nhận, đánh giá cao.

Bộ GTVT yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc- Nam

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh ra công yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.