| Hotline: 0983.970.780

NIFERCO - cây no đủ, mùa bội thu

Thứ Năm 05/12/2013 , 09:48 (GMT+7)

Với trên 35 năm trưởng thành và phát triển, đến nay Cty CP Phân lân Ninh Bình (NIFERCO) đã có 3 dòng sản phẩm phân bón phục vụ SX trên các loại đất, cây trồng khác nhau,...

Với trên 35 năm trưởng thành và phát triển, đến nay Cty CP Phân lân Ninh Bình (NIFERCO) đã có 3 dòng sản phẩm phân bón phục vụ SX trên các loại đất, cây trồng khác nhau, thân thiện môi trường, tăng độ phì nhiêu cho đất.

Công nghệ hiện đại

Phân lân nung chảy Ninh Bình ngoài cung cấp chất lân cho cây trồng còn cung cấp chất vôi từ 28 - 32%, chất ma giê từ 16 - 20% có tác dụng khử chua hạ phèn, khử độc cho đất, chất silic từ 25 - 30% giúp cây trồng tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, thời tiết và các chất vi lượng cần thiết cho cây trồng.

Phân NPK Ninh Bình 3 màu được SX từ đạm urê, kali clorua, lân nung chảy và một số chất dinh dưỡng khác, không có phụ gia và tạp chất nên khô rời, dễ bón, không bị vón cục, có tác dụng khử chua rất tốt.

Phân NPK Ninh Bình tan nhanh một hạt cung cấp đạm, lân, kali và chất dinh dưỡng trung, vi lượng cho cây trồng, sản phẩm có đặc điểm tan nhanh trong nước nên giúp cây hấp thụ nhanh; sử dụng cho vùng đất cao, không chua.

Ông Phạm Mạnh Ninh, GĐ Cty CP Phân lân Ninh Bình chia sẻ, công nghệ tạo ra các sản phẩm phân bón của Cty là công nghệ SX tiên tiến, hiện đại so với trong nước và khu vực. Với việc dùng phương pháp vật lý, dùng nhiệt của than nung chảy quặng apatit, quặng secpentin và sa thạch ở nhiệt độ cao rồi làm lạnh đột ngột bằng nước áp lực cao, tạo ra sản phẩm phân bón có chất lượng rất đồng đều.

Theo các nhà khoa học, vấn đề vô cùng bức bách với SX nông nghiệp là tình trạng biến đổi khí hậu và nạn xâm thực mặn của nước biển khiến các cánh đồng màu mỡ bị nhiễm mặn, nhiễm phèn.

Nếu nông dân vẫn giữ thói quen cố hữu lạm dụng phân đạm trong canh tác mà thờ ơ với các chất trung, vi lượng sẽ khiến đồng đất ngày một suy giảm, tiềm ẩn những nguy cơ hậu họa khôn lường.


Sử dụng lân Ninh Bình trên cánh đồng mẫu lớn góp phần giảm chi phí SX, nâng cao sản lượng lúa

Trước đây, nông dân có cách khử chua hạ phèn cho đất trũng, chua, lầy thụt bằng cách bón vôi bột, song hiện nay việc làm này có phần hạn chế do các lò gạch, lò vôi thủ công không còn hoạt động nên việc mua vôi rất khó khăn. 

Điều may mắn là trong sản phẩm lân nung chảy Ninh Bình, ngoài thành phần lân còn có hàm lượng chất vôi (CaO) rất cao, bón 1 kg lân nung chảy tương đương bón 0,5 kg vôi sống nên góp phần khử chua, hạ phèn cải tạo cho đất.

Chính vì tính năng ưu việt của lân nung chảy nên các quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc... đều khuyến cáo nông dân sử dụng lân nung chảy trong canh tác. 

Ông Phạm Mạnh Ninh cho biết, trước kia việc tiêu thụ lân nung chảy có phần khó khăn, nhưng mấy năm trở lại đây do tăng cường tuyên truyền, tập huấn nên bà con ngày càng hiểu và sử dụng nhiều hơn.

“Tuy hơi muộn so với một số quốc gia nhưng là tín hiệu đáng mừng cho thấy bà con bắt đầu có sự thay đổi nhận thức trong việc bón phân của mình. Thực tế, những nơi nào đã sử dụng lân nung chảy Ninh Bình thì nơi đó đều gắn bó lâu dài”, ông Ninh khẳng định.

"Khắc tinh" của đất phèn

ThS Nguyễn Việt Cường, GĐ Trung tâm Nghiên cứu & phát triển nông nghiệp Đồng Tháp Mười khẳng định, nếu thiếu lân nung chảy thì việc trồng lúa ở nơi nhiễm phèn vô cùng khó khăn và không thể đẩy năng suất lên được.

Trên thị trường có nhiều loại phân lân nhưng được bà con dùng phổ biến và đạt hiệu quả cao là phânlân nung chảy Ninh Bình. Nhiều nông dân cho rằng, phân DAP có khả năng xử lý phèn kém, còn lân nung chảy có tính kiềm nên đạt hiệu quả rất cao.

Trong một buổi hội thảo, các cán bộ khoa học vô cùng bất ngờ khi nghe một chị nông dân ở Hòn Đất (Kiên Giang) thắc mắc về khả năng xử lý phèn của xi măng. Chị đã nghe thông tin có một số hộ dùng xi măng xử lý phèn và mùa vụ đạt kết quả tốt. Nhưng khi chị làm theo thì kết quả không đúng như thế, mà ngược lại hiệu quả quá thấp.

Chỉ khi nghe bà con tham gia hội thảo ồ lên và sau đó được cán bộ khuyến nông giải thích "chất xi măng" mà các hộ khác dùng đó là lân nung chảy Ninh Bình, lúc đó chị mới ngỡ ngàng.

Ông Ong Nhất Anh, cán bộ Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang chia sẻ: Huyện Hòn Đất của tỉnh là vùng trũng, có nguồn gốc trầm thủy nên đất chua nhiều, việc sử dụng vôi làm trung tính đất chỉ ngọt hóa nước mà không xử lý được độ phèn triệt để tận gốc như phân lân. Do lân nung chảy Ninh Bình cũng dạng bột, xám giống xi măng khiến một số bà con ngộ nhận là xi măng.

Anh Trần Nghiệp ở ấp Thái Tân, xã Mỹ Thái (Hòn Đất) cho biết từ ngày sử dụng phân lân xử lý phèn đến nay 15 ha ruộng của anh vụ nào cũng đạt năng suất cao, vụ HT đạt 5 - 6 tấn/ha, ĐX 7 - 7,5 tấn. Đặc biệt đất càng về sau độ phèn càng giảm.

Anh Nghiệp chia sẻ: Thật ra, tính số lượng sử dụng cho mỗi ha thì sử dụng phân lân không rẻ hơn so với dùng phân DAP là bao, trong khi đó số lượng bón nhiều hơn nặng hơn.

Tuy nhiên, sống trong vùng đất phèn, muốn có vụ mùa năng suất cao thì phải chịu khó “vác nặng và bón nặng” nhưng bù lại mùa vụ chắc ăn và hiệu quả.

Lân nung chảy Ninh Bình bón vào ruộng, lúa không sử dụng hết vẫn được tồn đọng dư trong đất và tiếp tục dùng cho vụ sau mà không sợ lãng phí, mất phân.

NPK Ninh Bình khẳng định

Tại miền Bắc, sản phẩm phân bón NPK Ninh Bình cũng luôn được tin dùng. Chủ nhiệm HTXNN Đông Thượng, xã Khánh Thượng, huyện Yên Mô (Ninh Bình) Ngô Xuân Hanh chia sẻ, phân bón Ninh Bình phát huy tốt nhất trên đồng đất lầy, thụt, chua trũng, đất bazan.

HTX Đông Thượng có 300 ha đất SX, vụ nào cũng sử dụng NPK Ninh Bình bón cho cây trồng. Ưu điểm dễ nhận thấy nhất khi bón phân Ninh Bình là giá cả phải chăng, chỉ cần bón 2 lần là bón lót và bón thúc nên tiết kiệm chi phí, hạn chế hẳn sâu bệnh và thuốc BVTV.

Lúa được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nên rất cứng cáp không bị đổ ngã, năng suất đạt trên 75 tạ/ha, tăng 10 - 15% năng suất so với trước khi sử dụng. Do lân nung chảy tan chậm nên việc bón lót vô cùng quan trọng quyết định tới năng suất lúa.

Còn theo đánh giá của lãnh đạo xã Khánh An, huyện Yên Khánh (Ninh Bình), phân NPK Ninh Bình tan nhanh loại 5.10.3-8 dùng để bón lót và NPK Ninh Bình loại 12.2.10 bón thúc rất phù hợp với chân đất địa phương.

Quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa cứng, lá đứng có màu vàng, tỷ lệ sâu bệnh giảm, tỷ lệ dảnh hữu hiệu cao, nhiều bông, hạt chắc, sáng hạt hơn. Năng suất thực thu ở ruộng bón phân NPK Ninh Bình tan nhanh tăng 7,14 tạ/ha so với ruộng đối chứng.

+ Điểm ưu việt nhất của phân lân nung chảy Ninh Bình là tuyệt đối không sử dụng đến hóa chất nên không gây hại tới sức khỏe người sử dụng.

Hạt phân không tan trong nước mà chỉ tan trong môi trường axít do rễ cây tiết ra nên không bị rửa trôi, không để lại cặn bã trong đất, không gây ô nhiễm môi trường, càng bón qua các vụ sau càng thấy tốt.

+ ĐBSCL có 1,6 triệu ha đất phèn, riêng vùng Đồng Tháp Mười có khoảng 700.000 ha đất tự nhiên, trong đó đất phèn chiếm gần 40%. Không có lân nung chảy thì khó mà xử lý được phèn để tăng độ PH và giảm độc tố gây độc cho cây trồng.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm