| Hotline: 0983.970.780

Ninh Thuận chủ động trước tình huống thiên tai phức tạp

Thứ Hai 25/07/2022 , 06:43 (GMT+7)

Trước dự báo năm nay thiên tai sẽ diễn biến phức tạp, khó lường, tỉnh Ninh Thuận chủ động ứng phó để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Những nhiệm vụ trọng tâm

Dụ báo năm nay tình hình mưa lũ sẽ rất phức tap.

Dụ báo năm nay tình hình mưa lũ sẽ rất phức tap.

Theo bà Trương Thị Thanh Vân, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Ninh Thuận đều nhận định năm nay thiên tai sẽ có diễn biến phức tạp, khó lường. Từ nay đến cuối năm có khoảng 10-12 cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, trong đó 4-6 cơn bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.

Kế hoạch phòng, chống thiên tai của Ninh Thuận yêu cầu xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh trong hoạt động phòng, chống thiên tai. Quán triệt thực hiện hiệu quả theo phương châm “bốn tại chỗ”: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.

Đồng thời chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả. Đặc biệt là Ninh Thuận chú trọng nâng cao năng lực của các cấp, các ngành trong việc xử lý tình huống, sự cố; chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn đạt hiệu quả cao nhất. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư.

Công tác phòng, chống thiên tai năm 2022 được Ninh Thuận chú trọng kiện toàn lại Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp đủ số lượng, có năng lực trong điều hành chỉ huy; đồng thời phân công nhiệm vụ cho từng thành viên phụ trách từng địa bàn, lĩnh vực. UBND các huyện, thành phố và các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thi công các công trình trọng điểm đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng thời gian vượt lũ; hoàn thành việc khắc phục hậu quả thiên tai các năm trước. Đồng thời tăng cường kiểm tra các công trình trước mùa mưa, lũ để có giải pháp khắc phục, sửa chữa bảo đảm công trình hoạt động tốt trong mọi tình huống.

“Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra hoạt động của các phương tiện thông tin từ trung tâm đến các vùng sâu, vùng xa; đặc biệt là đối với các phương tiện hoạt động trên biển. Tăng cường sử dụng các mạng lưới thông tin chuyên dùng các ngành quân đội, công an, biên phòng trong công tác phòng, chống thiên tai; củng cố lực lượng xung kích ở các cấp, các ngành, nhất là ở cơ sở”, bà Trương Thị Thanh Vân, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Ninh Thuận cho hay.

Ưu tiên những địa bàn trọng điểm

Để chủ động ứng phó thiên tai, Ninh Thuận “điểm mặt” những địa bàn trọng điểm thường xuyên bị thiên tai uy hiếp. Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm là địa bàn thường bị ngập lụt nặng, còn bão thì thường uy hiếp khu vực cảng cá Cà Ná (huyện Thuận Nam), cảng cá Đông Hải (TP. Phan Rang-Tháp Chàm), cảng cá Mỹ Tân, Ninh Chữ (huyện Ninh Hải).

Tỉnh Ninh Thuận đã lên kế hoạch chi tiết từng tình huống cụ thể thời tiết để chủ động ứng phó.

Tỉnh Ninh Thuận đã lên kế hoạch chi tiết từng tình huống cụ thể thời tiết để chủ động ứng phó.

Các khu vực trọng điểm lũ ống, lũ quét được Ninh Thuận xác định đèo Ngoạn Mục, suối SaKai, suối Gia Chiêu, suối Tầm Ngân 1, thượng nguồn của các sông suối bắt nguồn từ Lâm Đồng trên địa bàn xã Lâm Sơn; các thôn Nha Húi, Mỹ Hiệp, Phú Thủy thuộc xã Mỹ Sơn; các thôn Tân Lập, Tân Hòa, Tân Định thuộc xã Hòa Sơn; các thôn Ú, Gia Hoa thuộc xã Ma Nới (huyện Ninh Sơn). Ở huyện Bác Ái có thôn Núi Rây thuộc xã Phước Chính; thôn Suối Lở thuộc xã Phước Thành; xã Phước Bình. Huyện Thuận Bắc có các thôn Kiền Kiền 1, 2; Bà Râu 1, 2 thuộc xã Lợi Hải; thôn Ba Tháp, Gò Sạn, Mỹ Sơn thuộc xã Bắc Phong; thôn Hiệp Thành (cũ), Suối Giếng  thuộc xã Công Hải; xã Phước Kháng.

Các khu vực trọng điểm sạt lở được Ninh Thuận đặc biệt quan tâm là đèo Sông Pha thuộc thôn Lâm Bình, xã Lâm Sơn (huyện Ninh Sơn); tuyến đường tỉnh lộ 701 trên địa bàn xã Phước Dinh (huyện Thuận Nam), tuyến đường ven biển đoạn Mũi Dinh đi Cà Ná….

Các thôn Tà Nôi, Gia Hoa thuộc xã Ma Nới; các thôn Tân Lập, Tân Định thuộc xã Hòa Sơn (huyện Ninh Sơn); thôn Hành Rạc thuộc xã Phước Bình (huyện Bác Ái); khu vực Núi Chúa xã Lợi Hải; khu vực núi thôn Đá Mài Trên (khu vực đá lăn), Cầu Đá xã Phước Kháng; khu vực núi thôn Xóm Bằng và Láng Me xã Bắc Sơn; khu vực suối Rách phía Đông Bắc thôn Động Thông, xã Phước Chiến; khu vực Kà Rôm và Ba Hồ, xã Công Hải (huyện Thuận Bắc)... được ngành chức năng Ninh Thuận cảnh báo sạt lở núi, đất.

Khu vực cảnh báo sóng thần có các xã, phường, thị trấn ven biển thuộc các huyện Ninh Phước, Thuận Nam, Ninh Hải, Thuận Bắc và thành phố Phan Rang-Tháp Chàm.

“UBND tỉnh Ninh Thuận yêu cầu các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tỉnh bố trí, điều động lực lượng, phương tiện trong việc ứng cứu hộ đê, hồ đập, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Chỉ đạo bảo vệ các mục tiêu quan trọng và giúp dân giải quyết hậu quả sau thiên tai. Bảo đảm tốt lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó có hiệu quả với các tình huống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn”, ”, bà Trương Thị Thanh Vân, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Ninh Thuận.

Xem thêm
Ngày 17/1 trở thành Ngày Truyền thống tỉnh Bến Tre

Tỉnh Bến Tre vừa tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Ngày Truyền thống tỉnh Bến Tre 17/1.

Thương lái ngại ngần cọc mua lúa đông xuân

Cần Thơ Giá lúa đông xuân giảm sâu so với năm ngoái, nhiều nông dân lo lắng, thương lái ngại không đặt cọc thu mua, tâm lý chờ giá tăng khiến bà con thêm áp lực.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Ba người đàn ông ở thung lũng trong mơ

Tròn mười năm tôi mới trở lại thung lũng trong mơ ấy, nếu không có Tạ Xuân Anh - cán bộ Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh Ninh Bình dẫn vào thì đã lạc đường.