| Hotline: 0983.970.780

Phú Yên

Ứng phó thiên tai phức tạp, khó lường

Thứ Hai 18/07/2022 , 10:29 (GMT+7)

Dự báo thời tiết trong năm 2022 diễn biến phức tạp, tỉnh Phú Yên lên phương án ứng phó chi tiết, cụ thể cho từng vùng, từng loại hình thiên tai.

Lên phương án ứng phó thiên tai

Theo dự báo tình hình thời tiết, thiên tai năm 2022 sẽ có nhiều diễn biến khó lường như bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt...

Để chủ động công tác phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, Ông Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên, Phó Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên cho biết, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị 06 về tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều, thủy điện trong mùa mưa, lũ; Chỉ thị 08 về tăng cường công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2022 và Kế hoạch phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2021 - 2025.

Lãnh đạo tỉnh Phú Yên kiểm tra và chỉ đạo khắc phục hậu quả do thiên tai gây nên. Ảnh: Kim Sơ.

Lãnh đạo tỉnh Phú Yên kiểm tra và chỉ đạo khắc phục hậu quả do thiên tai gây nên. Ảnh: Kim Sơ.

UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị và các địa phương trên địa bàn tỉnh nghiêm túc quán triệt triển khai thực hiện các Chỉ thị, kế hoạch, phương án được các cấp, các ngành phê duyệt; đồng thời chủ động kiểm tra, rà soát, cập nhật bổ sung kế hoạch phòng chống thiên tai, các phương án (mưa lớn, lũ, ngập lụt, bão; sạt lở đất, sạt lở bờ sông, biển; chú trọng phương án sơ tán dân…) chi tiết, cụ thể cho từng vùng, từng loại hình thiên tai tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai.

Cùng với đó thực hiện với phương châm “phòng hơn chống”, thường xuyên kiểm tra đánh giá hiện trạng các công trình phòng chống thiên tai thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý, xác định các khu vực trọng điểm xung yếu, bố trí nguồn lực, sẵn sàng các phương án, kịch bản bảo vệ an toàn công trình, tính mạng và tài sản của nhân dân khu vực chịu ảnh hưởng, kể cả tình huống sự cố vỡ hồ, đập thủy lợi, thủy điện, xả lũ khẩn cấp.

Thời gian qua, tỉnh Phú Yên chịu nhiều thiệt hại nặng nề do thiên tai. Ảnh: Kim Sơ.

Thời gian qua, tỉnh Phú Yên chịu nhiều thiệt hại nặng nề do thiên tai. Ảnh: Kim Sơ.

Để vùng hạ lưu sông Ba không ngập nặng

Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, hiện trên toàn lưu vực sông Ba có khoảng 280 công trình hồ chứa, với tổng dung tích khoảng 1,6 tỷ m3. Trong đó chỉ 6 công trình có khả năng cắt giảm lũ cho hạ du sông Ba gồm hồ Ayun Hạ, Ia M’lah và các hồ thủy điện Sông Hinh, Krông H’Năng, Sông Ba Hạ, An Khê-KaNak. Tổng dung tích đón lũ tương ứng với mực nước đón lũ thấp nhất của 6 hồ chứa theo Quyết định số 878/QĐ-TTg ngày 18/07/2018 của Thủ tướng Chính phủ là khoảng 537 triệu m3/s (chỉ bằng khoảng 20-25% so với tổng lượng lũ 7 ngày tương ứng với tần suất lũ 10%).

Trong khi đó dung tích các hồ trên sông Ba hầu như không có khả năng cắt lũ (lớn) vì dung tích quá nhỏ. Trong 8 thủy điện thượng nguồn sông Ba thì phía trên thủy điện Sông Ba Hạ chỉ có 3 hồ và đập thủy điện có điều tiết, còn lại đều chảy tràn không có điều tiết. Thời gian qua các hồ thuỷ lợi, thuỷ điện xả lũ đã gây áp lực rất lớn cho thủy điện Sông Ba Hạ là "chốt chặn" cuối cùng trên bậc thang sông Ba.

Tàu cá và các loại ngư cụ của người dân Phú Yên bị hư hỏng do thiên tai. Ảnh: Kim Sơ.

Tàu cá và các loại ngư cụ của người dân Phú Yên bị hư hỏng do thiên tai. Ảnh: Kim Sơ.

Trong đợt mưa lũ cuối tháng 11/2021 hầu hết các hồ thủy điện đã đầy nước sau các đợt mưa, nên không còn dung tích phòng lũ để giảm lũ cho vùng hạ du. Mặt khác có thể nói các nhà máy thủy điện đã chủ động xả nước trước để đón lũ, để tạo thêm dung tích phòng lũ, nhằm cắt một phần lũ đến hồ, nhưng với thời gian quá ngắn nên khả năng mức độ cắt giảm lũ không còn. Từ đó đã gây ngập lụt nặng cho vùng hạ du.

Để không xảy ra tình trạng tương tự, ông Nguyễn Trọng Tùng, cho biết, tỉnh Phú Yên sẽ phối hợp chặt chẽ với các tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai, các hồ chứa thủy lợi, thủy điện ở thượng nguồn Sông Ba và các nhà máy thủy điện vùng hạ du như Sông Ba Hạ, Sông Hinh, Krông H’Năng trong công tác vận hành, điều tiết xả lũ, để kịp thời chỉ đạo các phương án ứng phó, nhằm hạn chế ngập lụt vùng hạ du.

Tỉnh sẽ kiểm tra, rà soát các khu dân cư tại các vùng trũng thấp, vùng ngập sâu, chia cắt, vùng chịu tác động bão, lũ có kế hoạch, phương di dời tán dân chi tiết cụ thể cho từng vùng, khu vực ứng với các tình huống, loại hình, cấp độ rủi ro thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn.

Xem thêm
Bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Thừa Thiên - Huế

THỪA THIÊN - HUẾ Ông Hoàng Đăng Khoa, Phó Tổng Biên tập phụ trách được Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập báo Thừa Thiên - Huế, kể từ ngày 1/11.

Ngăn chặn tàu cá có dấu hiệu vi phạm ngay từ trong bờ

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' của EC trong năm 2024, Sóc Trăng không chỉ kiểm soát tốt đội tàu cá, mà còn tăng cường các biện pháp truy xuất nguồn gốc, giám sát hành trình.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giấc mơ lớn trên lòng hồ sông Đà: [Bài cuối] Bán tôm cá 'bán' cả câu chuyện sông Đà

Để đảm bảo tính đa mục tiêu của vùng hồ thủy điện, Hòa Bình tập trung khai thác giá trị thương hiệu cá sông Đà, lấy du lịch làm 'đầu kéo' thủy sản lòng hồ.

Bình luận mới nhất