| Hotline: 0983.970.780

Nỗ lực giảm tần suất kiểm tra mì ăn liền, thanh long xuất sang EU

Thứ Năm 19/05/2022 , 15:58 (GMT+7)

Văn phòng SPS Việt Nam khuyến nghị doanh nghiệp giám sát chặt chẽ mức dư lượng trong sản phẩm xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

EU hiện đưa mức tần suất kiểm tra đối với mì ăn liền Việt Nam là 20%.

EU hiện đưa mức tần suất kiểm tra đối với mì ăn liền Việt Nam là 20%.

Đêm 17/5, Văn phòng SPS Việt Nam nhận đơn đề nghị giúp đỡ từ một công ty nhập khẩu tại CH Czech. Theo đó, công ty này muốn nhập khẩu gấp một lượng lớn mì ăn liền (mì tôm) từ công ty A tại Việt Nam. Tuy nhiên, lô hàng nhập khẩu này có nguy cơ không thể thông quan.

Qua tìm hiểu, công ty A thiếu chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam. Cụ thể, với sản phẩm mì ăn liền, thẩm quyền thuộc Bộ Công thương.

Nhận thấy đây là việc khẩn cấp, ngay trong đêm 17/5, Văn phòng SPS Việt Nam đã họp trực tuyến với đại diện Bộ Công thương cùng các bên liên quan, nhằm hỗ trợ công ty tại CH Czech nhận được hàng hóa ngay khi cập cảng.

Nhờ những hướng dẫn từ buổi làm việc này, trong ngày 18/5, công ty A đã làm việc với Bộ Công thương. Trên quan điểm tạo mọi điều kiện, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp, Bộ Công thương đã hỗ trợ doanh nghiệp các thủ tục đăng ký theo Công văn 1150/BCT-KHCN ban hành ngày 8/3/2022, cũng như đảm bảo các quy định trong khuôn khổ EVFTA.

Cùng với thanh long, mì ăn liền là sản phẩm bị EU nâng tần suất kiểm tra, theo thông báo ngày 15/12/2021. Cả hai sản phẩm hiện chịu mức 20%, bắt đầu từ ngày 6/1/2022.

Một cơ sở sơ chế thanh long xuất khẩu tại tỉnh Long An.

Một cơ sở sơ chế thanh long xuất khẩu tại tỉnh Long An.

Theo định kỳ, 6 tháng một lần, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ xem xét các danh sách thực phẩm và thức ăn chăn nuôi không có nguồn gốc động vật từ một số nước thứ ba chịu sự tăng cường tạm thời của biện pháp kiểm soát chính thức tại các chốt kiểm soát biên giới để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Thông báo sắp tới sẽ được công bố vào tháng 6/2022. 

Để đạt mục tiêu giảm tần suất kiểm tra mì ăn liền, thanh long cũng như các sản phẩm xuất khẩu khác, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho rằng cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cần phối hợp chặt chẽ trên cả 3 khía cạnh.

Một, các doanh nghiệp Việt Nam tuyệt đối tuân thủ việc đăng ký, cấp chứng nhận từ cơ quan có thẩm quyền. 3 đầu mối đăng ký là Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương và Bộ Y tế; còn đầu mối thông tin duy nhất là Văn phòng SPS Việt Nam.

Hai, giám sát chặt chẽ mức dư lượng trong sản phẩm. Bên cạnh đó, những vấn đề như lao động, môi trường, tổ chức sản xuất... phải tuân thủ, bám sát theo các điều khoản trong Hiệp định EVFTA.

Ba, thường xuyên kiểm tra, rà soát chuỗi liên kết sản xuất, từ vùng trồng, cơ sở sơ chế, chế biến, đến khâu đóng gói, vận chuyển, phân phối. 

"Xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang hưởng lợi từ EVFTA. Chúng ta đang đi trên đường cao tốc, với gia tốc chính là nông sản chủ lực và mục tiêu chung là nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm", ông Nam chia sẻ.

Lãnh đạo Văn phòng SPS Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn, doanh nghiệp trong nước sẽ nâng cao nhận thức; sản xuất, kinh doanh một cách có trách nhiệm; tạo điều kiện cho Việt Nam và EU thúc đẩy giao thương hơn nữa.

Theo ông Ngô Xuân Nam, đầu tháng 5/2022, Văn phòng SPS Việt Nam đã phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), đại diện Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan họp với Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam và các đơn vị kỹ thuật để bàn giải pháp tháo gỡ các vấn đề liên quan đến việc giảm tần suất kiểm tra thanh long và mỳ tôm của Việt Nam.

Phía EU cũng kỳ vọng, doanh nghiệp Việt Nam có phương án kiểm soát tốt mức dư lượng thuốc BVTV, chỉ tiêu ethylene oxide, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của EU cũng như các quy định về đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu.

Xem thêm
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Hội thảo quốc tế: Để trường học thành điểm chạm hạnh phúc

Hội thảo Hạnh phúc trong Giáo dục 2024 mang đến giải pháp xây dựng môi trường học tập hạnh phúc, kết nối và thúc đẩy giáo dục toàn diện tại Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ TN-MT đề xuất công khai tên người bỏ cọc trúng giá đất

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đề xuất công khai tên các trường hợp trúng đấu giá nhưng bỏ cọc.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.