| Hotline: 0983.970.780

Nỗ lực xây dựng thương hiệu cà phê đặc sản

Thứ Sáu 10/01/2020 , 07:01 (GMT+7)

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên, việc trồng, chế biến và tiêu thụ cà phê của Việt Nam chưa thực sự bài bản.

Các doanh nghiệp cũng như người nông dân mới đảm nhận từng công đoạn của ngành hàng cà phê.

0213070356
Thương hiệu cà phê đặc sản vùng miền SHIN Cà Phê ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng.

Nỗ lực xây dựng vùng nguyên liệu cà phê, hình thành thương hiệu của SHIN Cà Phê là hướng đi hoàn toàn mới. Đó là xây dựng thương hiệu cà phê đặc sản bằng cách tạo ra và tôn vinh hương vị cà phê của mỗi vùng miền trên khắp Việt Nam.
 

Nông sản Việt từ “ao làng” ra “biển lớn”

Nền kinh tế phẳng đã trở thành hiện thực tại Việt Nam, khi chúng ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới và ký kết hàng loạt hiệp định thương mại song phương và đa phương.

Những nỗ lực mở cửa thị trường đã giúp khơi thông con đường nông sản của Việt Nam ra thế giới. Đến nay, sản phẩm nông nghiệp của chúng ta đã xuất khẩu sang 185 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng kim ngạch 41,4 tỷ USD/năm.

Tuy nhiên, trong tiến trình từ “ao làng” bước ra “biển lớn”, con đường nông sản của Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều thách thức, do thiếu tính minh bạch về xuất xứ hàng hóa.

Với các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật, Úc… việc xây dựng chỉ dẫn địa lý (cấp mã số vùng trồng/mã số vùng nuôi) là một trong những yếu tố bắt buộc trong giấy thông hành, để hàng hóa nước ta bước qua hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu.

Nếu coi thị trường nhập khẩu là một ông bố làm lễ kén rể cho con gái thì trước tiên, các chàng trai (sản phẩm) phải giới thiệu được tên tuổi, lai lịch, môi trường sống… rồi mới so tài với các đối thủ cạnh tranh.

Trong chỉ dẫn địa lý đã bao hàm thông tin về nguồn gốc của hàng hóa từ một quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà hàng hóa được xuất khẩu ra từ đó. Nó trở thành công cụ hữu hiệu để bảo hộ các sản phẩm đặc sản gắn với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất, chất lượng và mẫu mã sản phẩm.

Qua đó, các tổ chức, cá nhân tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng và mở rộng thị trường. Bởi vậy, đây là yêu cầu cấp bách đối với nền nông nghiệp nước ta hiện nay.

Đến tháng 3/2019, Việt Nam mới chỉ có tổng số 73 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, trong đó phần lớn là nông sản, thực phẩm. Việc phát triển, thương mại hóa các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý cũng đang gặp nhiều khó khăn do các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý hầu hết là sản phẩm thô, chất lượng và mẫu mã chưa đảm bảo tính đồng nhất.

Việt Nam là cường quốc xuất khẩu cà phê với tổng kim ngạch ước khoảng 3 tỷ đô la vào năm 2019. Tuy nhiên, thật đáng buồn khi sản phẩm cà phê tại Việt Nam chưa có chỉ dẫn địa lý.

Bắt nhịp xu hướng đó, một số doanh nghiệp của Việt Nam đang từng bước xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm của mình. Điển hình như SHIN Cà Phê, mắt xích mới nhất trong chuỗi liên kết từ nông trại đến những sản phẩm tiêu dùng chất lượng cao của Tập đoàn PAN. Đây là thương hiệu cà phê đặc sản vừa được chọn làm quà tặng của Chính phủ Việt Nam gửi tới lãnh đạo của các quốc gia đến tham dự sự kiện tại Việt Nam 2020.
 

SHIN Cà Phê và hành trình khai phá đặc sản cà phê vùng miền

Tự hào là người khai phá con đường “Cà phê đặc sản vùng miền Việt Nam”, SHIN Cà Phê đang nỗ lực đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, xây dựng thương hiệu cà phê đặc sản bằng cách tạo ra và tôn vinh hương vị cà phê của mỗi vùng miền trên khắp Việt Nam.

Trong nhiều năm, SHIN Cà Phê nghiên cứu khắp các vùng cao nguyên để tìm kiếm những vùng đất tiềm năng, những phương hướng phát triển trên thị trường. Thành quả sau những nỗ lực không ngừng, SHIN Cà Phê đã khai phá 7 vùng đất: Sơn La, Khe Sanh, (Quảng Trị), A Lưới (Thừa Thiên- Huế), Đà Lạt (Lâm Đồng), Pleiku (Gia Lai), Kon Tum, Điện Biên với thổ nhưỡng, khí hậu tuyệt vời cho những mầm cà phê mới đâm chồi.

Những hạt cà phê Arabica, Robusta trồng ở những tiểu vùng sinh thái lý tưởng nhất, được chăm sóc bởi bàn tay của người dân bản địa, đã tạo nên những hương vị đặc trưng cho từng vùng miền của Việt Nam.

Từng sản phẩm cà phê SHIN Cà Phê với chỉ dẫn địa lý khác nhau, ẩn chứa trong đó những thông điệp và giá trị văn hóa rất… thuần Việt.

Trên rẻo cao từ 1.200 – 1.500m ở xã Phỏng Nái (huyện Thuận Châu, Sơn La), khí hậu khắc nghiệt, mưa lớn, rất giống với vùng Sao Paolo (Brazil) đã cho ra đời những hạt cà phê ngon với chất lượng tuyệt hảo. Cà phê nơi đây chính là sự kết tinh của sức sống mãnh liệt, sự kiên cường và mang tính đặc trưng đối với văn hóa của người dân miền sơn cước vùng Tây Bắc.

0313071366
Xây dựng chỉ dẫn địa lý sẽ giúp tạo lập giá trị mới cho cà phê Việt.

Còn hạt cà phê Khe Sanh (được trồng ở huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) mang vị chua thanh của cam, vị ngọt hậu kéo dài, khơi gợi trong mỗi chúng ta cảm xúc về sự trỗi dậy sau những lụi tàn của chiến tranh…

Ở mỗi vùng đất được lựa chọn, để giúp bà con cải tạo đất, cải tạo giống hoặc phá bỏ những cây cà phê kém chất lượng bằng giống cà phê mới phù hợp, SHIN Cà Phê mất rất nhiều thời gian trong việc “khai tâm” bà con làm theo phương pháp trồng cà phê chất lượng.

Nhiều năm qua, dẫu khó khăn nhưng SHIN Cà Phê vẫn miệt mài tổ chức các buổi đào tạo, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về khuyến nông, tặng giống tốt và mua cà phê với giá cao hơn thị trường để bà con yên tâm trồng theo quy chuẩn. Đó là điều mà The PAN Group luôn tự hào, bởi nó vượt xa những giá trị kinh tế, cải thiện đời sống của bà con làm cà phê Việt Nam.

Giờ đây, nhiều nông dân người dân tộc Pako tại huyện nghèo A Lưới (Thừa Thiên – Huế) hàng ngày dãi gió dầm sương đã làm chủ quy trình tạo ra những hạt cà phê Arabica có hương vị ngọt đặc sắc và có mùi thơm sâu.

Người trồng cà phê Robusta trên vùng đất đỏ bazan Pleiku (Gia Lai) đã kiến thiết nên những vườn cà phê với chất lượng đồng đều, ít sâu bệnh với mật độ trồng phù hợp. Hạt cà phê nhân Pleiku hòa trộn vị đậm đắng mạnh mẽ như socola, hương vị mật ong, hậu vị ngọt ngào, chắc chắn sẽ gây ấn tượng mạnh với những người thưởng thức.

Nâng tầm vị thế sản phẩm nông nghiệp

Việc xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn sự đa dạng sinh học, góp phần thúc đẩy sự phát triển hoạt động sản xuất, thương mại.

Bên cạnh đó, cách làm này đã tạo cho người nông dân thói quen, tác phong, nếp nghĩ sản xuất theo quy trình khoa học, gắn liền với phát triển du lịch vùng miền, nâng cao đời sống người dân.

Việc vừa qua, Tập đoàn PAN chính thức được Chính phủ Việt Nam chọn là doanh nghiệp nông nghiệp duy nhất có sản phẩm được giới thiệu tại các sự kiện quan trọng trong năm Chủ tịch ASEAN 2020.

Tập đoàn PAN cũng vinh dự là “Nhà tài trợ đặc biệt các hội nghị, sự kiện trong năm Chủ tịch ASEAN 2020”.

Bằng việc đưa nông sản đặc trưng của Việt Nam trở thành quà tặng dành cho các Nguyên thủ các quốc gia, đã cho thấy những nỗ lực của Tập đoàn PAN trong việc nâng tầm nông sản Việt, đưa nông sản Việt bước ra thế giới với vị thế cao nhất.

Cùng với đó là thông điệp văn hóa, ngoại giao được truyền tải qua những sản vật mang đậm giá trị Việt, cũng góp phần quảng bá đất nước, con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

Việc đưa những sản vật Việt Nam giới thiệu trong các sự kiện của năm Chủ tịch ASEAN 2020 sẽ là một trong những hoạt động giúp nâng tầm vị thế sản phẩm nông nghiệp.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất