| Hotline: 0983.970.780

Nơi dân đua nhau hiến đất

Thứ Tư 20/10/2010 , 10:00 (GMT+7)

Phong trào hiến đất, hiến tài sản ở Nam Hà đã được những người cựu chiến binh gương mẫu đi đầu...

Một góc Nam Hà hôm nay
Cụ bà Lê Thị Hiếu năm nay đã 71 tuổi, hiện ngụ tại thôn Hai Bà Trưng, xã Nam Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.

Bà Hiếu nguyên là TNXP của Thủ đô Hà Nội có mặt trong đoàn quân tiền trạm vào những ngày đầu tiên khi Hà Nội quyết định đưa thanh niên vào vùng kinh tế mới Lâm Hà để khảo sát phục vụ cho chính sách di dân khá quy mô trong lịch sử những năm ngay sau giải phóng miền Nam. Thời son trẻ với bước chân của những người TNXP trên vùng đất mới rồi cũng trôi qua cùng với sự mở ra một miền quê khác để người Hà Nội lập nghiệp ở Nam Tây Nguyên - Lâm Đồng.

Nữ TNXP Lê Thị Hiếu được chuyển sang làm công nhân cho một nông trường quốc doanh đứng chân trên địa bàn Lâm Hà. Đất đai ở Lâm Hà những năm trước đây khá rộng rãi. Nhờ đó, bà Hiếu đến lúc về hưu tuy chỉ sống đơn thân nhưng có trong tay một diện tích đất mà nhiều người mơ tưởng. Nhưng rồi, ngày một ngày, vùng đất kinh tế mới Lâm Hà cũng trở nên chật chội bởi sự gia tăng dân số và bởi nhiều lý do khác. Đất ở những vùng trung tâm huyện, trung tâm xã càng trở nên có giá.

Trước khai giảng năm học 2010 - 2011, thôn Hai Bà Trưng của cụ Hiếu có nhu cầu xây một trường mầm non nhưng chính quyền và ngành giáo dục địa phương tỏ ra lúng túng bởi không tìm đâu ra đủ diện tích đất để xây cất. Biết được tin này, bà Hiếu nghĩ, mình già rồi, lại chỉ đơn thân; còn các cháu nhỏ thuộc thế hệ thứ ba, thứ tư của người Hà Nội lại không có nơi để được chăm sóc, dạy dỗ…, cầm lòng sao đành.

Thế là bà tìm đến chính quyền và trình bày nguyện vọng hiến đất của mình. Chính quyền và người dân trong thôn, trong xã vô cùng cảm kích. Một người dân trong xã Nam Hà quả quyết rằng 6.000m2 đất mà cụ Lê Thị Hiếu vừa hiến tặng cho địa phương để xây trường mẫu giáo cho các cháu, có giá phải đến trên 1 tỷ đồng. Trong khi đó, sau khi hiến đất, cụ bà Lê Thị Hiếu hiện chỉ cư ngụ trong một ngôi nhà rộng có 24m2 vừa làm chỗ ở và vừa làm nơi thờ Cụ Hồ.

Từ những người cựu binh, phong trào hiến đất đã lan tỏa ra cả xã. Ông Liệu đưa ra con số thống kê: Tính đến hết tháng 9/2010, cả xã có hơn 300 hộ dân hiến đất làm đường. 42km đường liên thôn, liên xã đã được hình thành nhờ một phần vào tinh thần tự nguyện đó của người dân địa phương.

Xã Nam Hà, nơi cụ bà Lê Thị Hiếu đang sinh sống, là một xã mới của huyện Lâm Hà. Bởi vừa mới được thành lập chỉ trong vòng 7 năm nay nên so với các địa phương khác trong huyện Lâm Hà, xã Nam Hà vẫn còn khó khăn về nhiều mặt. Để tạo điều kiện cho địa phương phát triển, việc quy hoạch lại bộ mặt nông thôn, nhất là hệ thống giao thông, trường học… của Nam Hà là một yêu cầu cấp thiết.

“Nhưng, quy hoạch đến đâu thì vướng công tác giải phóng mặt bằng ở đó. Vì lịch sử đất này là vùng kinh tế mới nên các khu dân cư chỉ được hình thành theo các quy hoạch đơn giản. Vì thế, muốn cho Nam Hà có một bộ mặt nông thôn hiện đại, địa phương phải có một nguồn kinh phí lớn để đền bù cho dân trước khi giải phóng mặt bằng”, một cán bộ của xã Nam Hà nói.

Thế là một phong trào thi đua được phát động trong quần chúng nhân dân địa phương. Theo ông Vũ Đình Liệu, Chủ tịch UBND xã Nam Hà, phong trào hiến đất, hiến tài sản để phục vụ các công trình dân sinh, công trình công cộng ở địa phương đã được những người cựu chiến binh gương mẫu đi đầu. Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Nam Hà, ông Trần Ngọc Quý, cho biết: “Tính đến nay, trong tổng số 170 cựu chiến binh của xã thì đã có đến 50 người tình nguyện hiến tặng đất đai và tài sản cho địa phương. Tổng diện tích mặt bằng mà các hội viên đã hiến tặng lên đến trên 10.000m2, nếu quy thành tiền phải lên đến cả chục tỷ đồng”.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm