| Hotline: 0983.970.780

Nỗi sợ hãi bao trùm khi Iran vỡ trận

Thứ Ba 25/02/2020 , 10:36 (GMT+7)

Việc áp các biện pháp trừng phạt, cấm vận thù nghịch của các cường quốc nhắm vào Iran đang đẩy quốc gia Hồi giáo vào nguy cơ bùng nổ dịch bệnh Covid-19.

Mặc dù chưa có báo cáo chính thức từ WHO về số ca tử vong tăng đột biến ở Iran, nhưng giới chuyên gia cảnh báo, sự bùng phát các ổ dịch tại Iran có thể tồi tệ hơn. Và quốc gia đang bị áp lệnh trừng phạt quốc tế liên quan đến chương trình hạt nhân này sẽ cần những khoản viện trợ khẩn cấp để tránh rơi vào khủng hoảng nhân đạo.

Cảnh báo này được đưa ra sau khi các hãng thông tấn quốc tế dẫn nguồn tin địa phương đưa ra con số 50 người chết vì virus Corona tại thành phố Qom trong ngày 24/2. Mặc dù chính phủ chưa thừa nhận mức độ nguy hiểm nhưng rất có thể tình hình còn tồ tệ hơn khi tỷ lệ chết ở đây là 12/47 ca nhiễm như bản tin của truyền hình nhà nước Iran.

Hiện ở thành phố Qom có hơn 250 người bị cách ly. Đây là thánh đường nổi tiếng của các tín đồ dòng Shiite tại Iran và các quốc gia theo đạo Hồi.

Theo các chuyên gia y tế, nếu so sánh với các điểm nóng về coronavirus khác, bao gồm cả Trung Quốc thì hiện Iran là quốc gia có tỷ lệ người nhiễm virus tử vong cao bất thường. Điều này đang làm dấy lên các mối lo ngại về khả năng giới chức Tehran giấu diếm sự thật khi không công bố hết quy mô của dịch bệnh cũng như năng lực đối phó thực sự của nước này.

Giáo sư Chen Xi, trợ lý chính sách y tế và kinh tế của Trường Y tế công cộng Yale (Mỹ) cho biết, tôi đặc biệt quan ngại đến nguy cơ bùng phát Covid-19 ở Iran cũng như một số quốc gia châu Á khác có hạ tầng y tế yếu kém. Và hệ thống chính trị ở Iran có thể làm gia tăng các mối lo ngại.

Iran có ca nhiễm Covid-19 đầu tiên hôm 13/2 và hiện chính quyền đã tuyên bố đóng cửa trường học và trung tâm văn hóa trên khắp 14 lãnh thổ kéo dài một tuần nhằm hạn chế sự lây lan của virus. Tuy nhiên đến nay, Tehran vẫn chưa công bố các thông tin chi tiết về ổ dịch, số người bị cách ly cũng như các nguồn lực y tế dự phòng và viện trợ để chống dịch.

Đến nay nhiều quốc gia, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Pakistan có đường biên giới với Iran và thậm chí cả Ả Rập Saudi, Kuwait và Afghanistan đều đã tuyên bố hạn chế đi lại và nhập cư đối với người Iran.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei thì cáo buộc các thế lực thù địch của Tehran cố chơi trò tuyên truyền bậy bạ về tình hình dịch bệnh tại nước này, đồng thời cho rằng đó là âm mưu phá hoại, mặc dù không nêu tên Mỹ.

Các chuyên gia phân tích nhận định, nền kinh tế và hệ thống chăm sóc sức khỏe của Iran hiện đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt do Mỹ khởi xướng do chương trình hạt nhân của Tehran từ những năm 1980. Đặc biệt là sau những lệnh trừng phạt bổ sung kể từ sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút Washington khỏi bản Thỏa thuận hạt nhân Iran vào tháng 8/2018.

Theo các nghiên cứu của tổ chức nhân đạo quốc tế vào năm ngoái, lĩnh vực y tế của Iran đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các lệnh trừng phạt mới của Mỹ, khiến bệnh ung thư và nhiều bệnh khác gia tăng do không được tiếp cận với thuốc men.

Cựu đại sứ Trung Quốc tại Iran Hua Liming cho biết, đợt dịch giã lần này là một thử thách lớn đối với Tehran khi họ thiếu thốn các vật liệu thiết yếu, đặc biệt là hệ thống bệnh viện và nhân viên y tế rất yếu kém để có thể tự đối phó khi dịch bệnh leo thang.

Trong một cáo thư được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet cuối năm ngoái, Thứ trưởng Y tế Iran, ông Margarj Harirchi đã thừa nhận các vòng trừng phạt kinh tế kể từ năm 1980 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của người dân Iran.

“Một khi Iran dính ổ dịch lớn, Mỹ sẽ hứng chịu áp lực từ cộng đồng quốc tế buộc phải  gỡ bỏ bớt lệnh trừng phạt để cho phép Tehran được viện trợ nhân đạo để tránh nguy cơ hàng triệu người có thể tử vong”, Gal Luft, chuyên gia Viện Phân tích An ninh toàn cầu ở Washington cho biết.

Theo vị này, cách tốt nhất để Iran đối phó với bệnh dịch hiện nay là làm đúng như những gì Trung Quốc đã làm: kiểm dịch và cách ly. “Nếu thành phố Vũ Hán có tới 11 triệu dân vẫn có thể bị cách ly, thì tại sao Tehran, nơi có 8 triệu dân lại không” ông Luft nói.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.