| Hotline: 0983.970.780

Nông dân “lương” cao nhờ bò sữa

Thứ Hai 08/03/2010 , 10:32 (GMT+7)

Người lạ mới đến nếp nhà gạch 1 tầng vững chãi của gia đình anh chị Nguyễn Gia Hiệp- Nguyễn Thị Lê ở thôn Hát Giang, xã Tản Lĩnh (Ba Vì, Hà Nội) cữ ngỡ mình đang đến trang trại của gia đình giàu có nào.

Giữa mảnh vườn thơm lừng mùi hoa mộc, hoa hồng bạch, người lạ mới đến nếp nhà gạch 1 tầng vững chãi của gia đình anh chị Nguyễn Gia Hiệp- Nguyễn Thị Lê ở thôn Hát Giang, xã Tản Lĩnh (Ba Vì, Hà Nội) cữ ngỡ mình đang đến trang trại của gia đình giàu có nào.  

Những "kiệm tướng" bò sữa

Anh chị Hiệp- Lê là nông dân ở thôn Hát Giang, nhưng giờ đây mỗi tháng thu lãi ròng cả chục triệu đồng từ tiền bán sữa bò. Chị Nguyễn Thị Lê người mảnh khảnh, nhưng nhìn chị cầm liềm cắt cỏ thì cứ nhanh thoăn thoắt, đến các anh lực điền cũng phải nể. Phải nhanh cũng đúng, vì nhà anh chị chỉ có 2 vợ chồng là lao động chính, nhưng có tới 6 con bò sữa cao sản và 1 con bê.

Sáng sáng, cứ 5 giờ là anh chị trở đậy để vệ sinh chuồng trại, vệ sinh cho đàn bò, vắt sữa rồi người cho ăn, người chở sữa đi bán. Cỏ voi nhà trồng được, nên anh chị chỉ phải mua thức ăn tinh cho bò. Trung bình mỗi ngày, anh chị thu 100kg sữa tươi, ngày cao điểm được những 160kg, mà giá bán cho Cty CP Sữa Quốc tế (IDP) tại điểm thu mua gần nhà đã là 8.700đ/kg, trừ tiền thức ăn tinh và thuê 1 lao động phụ giúp, anh chị Hiệp- Lê lãi ròng mỗi ngày 470.000đ- một mức thu nhập thật đáng mơ ước. Nói là mơ ước, bởi cứ mở mắt ra là anh chị…có tiền.

Ở thôn Hát Giang, giờ đã có hàng chục gia đình nuôi bò sữa như anh chị. Nhà anh Nguyễn Viết Điệp vốn có nghề trồng chè. Mảnh vườn rộng 5.000m2 anh Điêph trồng chè tất, nhưng khổ nỗi mỗi năm chè chỉ thu hái được 6 tháng, 2 vợ chồng với 2 đứa con chỉ có 8 triệu đồng/năm, chả đủ sống. Từ 2006, anh Điệp bắt đầu gắn bó với con bò sữa, giờ đàn bò nhà anh đã lên đến 5 con, 3 con đang trong giai đoạn vắt sữa với lượng ổn định trên 60 sữa kg/ngày.

Thấy khách đến chơi anh Điệp vui vẻ chỉ vào con bò 0029, được coi là con nghịch ngợm nhất trong đàn bò 5 con. Nhờ tiền bán sữa gia chủ đã đầu tư xay dựng sân chơi cho bò đi dạo, tắm cho bò bằng nước giếng khơi, ngày 2 lần vệ sinh cho chúng nên con bò nào cũng óng mượt. Mùa hè thấy bò nóng, anh Điệp đã mày mò lắp cả giàn phun nước cho bò, vì thế sữa bò nhà anh luôn đựơc Cty Sữa Quốc tế (IDP) xếp vào nhóm chất lượng loại 1, thỉnh thoảng còn được thưởng. 

Khi nông dân đi…học

Vùng Ba Vì vốn là một trong những “rốn bò sữa” lớn của cả nước, nhưng nhiều năm khó khăn về đầu ra khiến số lượng bò sữa không tăng, thậm chí còn giảm. Nhưng từ 2006 trở lại đây, giá sữa tươi nguyên chất tăng dần, một số nhà thu mua đã có hợp đồng với nông dân để ổn định đầu ra nên lượng bò sữa đã tăng nhanh.

Ông Khẩn dẫn ra một con số: Năm 2009, thu nhập bình quân/người tại Tản Lĩnh đã cao hơn 2008 trên 1,1 triệu đồng/người, và phần lớn nhờ bò. Tháng 7 tới, sẽ có thêm 1 NMSX sữa của Công ty IDP đi vào hoạt động tại xã Tản Lĩnh, ông Khẩn hy vọng đàn bò sữa của Tản Lĩnh sẽ tăng lên 1.200-1.400 con trong tương lai không xa.

Theo ông Tăng Xuân Lưu, PGĐ Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, nếu không có kinh nghiệm chăn nuôi, người nuôi bò sữa có thể gặp một số rủi ro như bò bị…vô sinh, bò bị viêm vú chữa trị rất tốn kém hay bò bị bệnh “sốt sữa” nếu không can thiệp kịp bò sẽ bị loại thải. Vì lý do này, Trung tâm và Cty  IDP đã phối hợp tổ chức chương trình đào tạo nghề nuôi bò sữa cho 1.000 nông dân của huyện Ba Vì. Khoá đầu tiên khai giảng vào 19/3 tới đây ngay tại TT Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì. Mỗi lớp học có 40-45 nông dân, nội dung chính sẽ là kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, chăm sóc bò, chế biến thức ăn cho bò…

Theo ông Lưu, nghề chăn nuôi bò sữa thế giới đã phát triển mạnh, còn ở VN nghề này cũng đang có triển vọng lớn. Vẻ dí dỏm, ông Lưu nói: “Chúng tôi muốn mở một khoá học mà sau khi học, ai đã biết yêu thì yêu đằm thắm hơn, ai chưa biết thì bắt đầu biết yêu”. Vùng đất, con người Ba Vì ngày đầu xuân nắng vàng đẹp lạ thường, vẻ đẹp của sự no ấm đang ngày càng rõ nét hơn.

Ông Nguyễn Mạnh Khẩn, Phó Chủ tịch UBND xã Tản Lĩnh cho biết đàn bò sữa của xã đến nay đã đạt gần 1.000 con. Cả xã có trên 3.000 hộ nuôi 265 hộ nuôi bò, số lượng hộ gia đình nuôi bò sữa bằng 1/10 tổng số hộ nhưng tổng thu đạt 30%/thu nhập toàn xã.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm