| Hotline: 0983.970.780

Nông dân Thái Nguyên hào hứng đi học dùng phân bón

Thứ Năm 12/06/2014 , 09:08 (GMT+7)

Theo các nhà khoa học, hiệu suất sử dụng phân bón đối với trồng trọt của nước ta hiện rất thấp, chỉ đạt 55 - 65% do bón sai vị trí, thời gian và không cân đối.

Do đó, từ năm 2003 đến nay, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã tổ chức trên 500 lớp tập huấn về phân bón, thu hút trên 150.000 lượt hội viên nông dân tham gia.

Nói về mối lương duyên giữa Hội nông dân Thái Nguyên và Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển, ông Nguyễn Hải Khê - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh tâm sự: “Chúng tôi lựa chọn phân bón Văn Điển vì đây là DN lớn có uy tín.

Sản phẩm của công ty giàu chất dinh dưỡng với tỷ lệ cao, phù hợp với đồng đất địa phương vì Thái Nguyên chủ yếu là đất đồi dốc, đất chua dễ bị rửa trôi mà phân bón Văn Điển chậm tan, có tính kiềm sẽ hạn chế được hai yếu tố trên.

Vì vậy, chúng tôi luôn khuyến cáo bà con lựa chọn loại phân bón phù hợp cũng như tư vấn cách chăm bón để nông dân sử dụng đồng vốn có hiệu quả, đồng thời cũng góp một phần thúc đẩy phong trào thi đua ở các cấp Hội”.

Với tinh thần chỉ đạo của Hội Nông dân tỉnh, các lớp tập huấn được hội nông dân các huyện, lãnh đạo các xã quyết tâm chỉ đạo nên cán bộ, hội viên nông dân nhiệt tình hưởng ứng. Riêng trong tháng 5/2014, Hội Nông dân Thái Nguyên tiếp tục phối hợp với Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển mở 16 lớp tập huấn cho trên 5.000 nông dân ở 16 xã, thuộc 3 huyện: Phú Lương, Đại Từ và Định Hóa.

Mặc dầu trong những ngày tập huấn thời tiết nóng bức, những xã miền núi đường đến lớp học xa hàng chục cây số, đi lại khó khăn nhưng đồng bào các dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan đều đến rất đông và chăm chú lắng nghe.

Ông Nguyễn Văn Túc, Trưởng xóm 4, xã Yên Lạc, huyện Phú Lương cho biết, bà con nông dân xã ông rất phấn khởi được tham gia các lớp tập huấn về sử dụng phân bón. Bản thân ông Túc thường xuyên đến tận nhà đôn đốc các hội viên cùng tham dự vì những lợi ích khi đi học mang lại.

Bên cạnh đó, gia đình ông Túc bón phân Văn Điển được hơn 1 năm nay, thấy cây chè lá dày, búp to, ít bệnh, năng suất cao nên càng yên tâm và tin tưởng giới thiệu cho hàng xóm, xã viên. Bón phân Văn Điển còn giúp gia đình ông Túc có thêm một lứa chè xuân, trong khi chỗ bón loại phân khác không được thu.

Qua trao đổi với nhiều nông dân của 3 huyện, một điều khiến chúng tôi quan tâm là còn nhiều hộ sử dụng phân đơn hoặc phân NPK có tính chất chua và bón không đúng kỹ thuật. Một năm thường có 5 lứa chè, sau mỗi lần hái 1 sào bón 10kg đạm urê, 5 - 7kg kali bón vãi theo mưa. Bón như vậy làm cho đất ngày càng chua, các loại phân trên hòa tan ngay do vậy lượng phân bị rửa trôi rất lớn vì hầu hết đất trồng chè là đất đồi dốc. Đây là sự lãng phí rất lớn.

Là giáo viên trực tiếp giảng dạy cho nhiều lớp tập huấn nông dân, ông Nguyễn Minh Hưng - PGĐ Trung tâm dạy nghề Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên cảm thấy rất vui vì không khí sôi nổi, hào hứng tại các lớp học.

Theo chia sẻ của ông, nông dân Thái Nguyên, đặc biệt là người trồng chè rất quan tâm tới phân bón Văn Điển và thường xuyên đặt ra các câu hỏi như: Tại sao phân bón cho chè năm trước đến năm sau cuốc lên phân vẫn còn? Vụ xuân lúa vừa trổ xong một số bông ở đầu bông có hạt bị trắng là do bệnh gì?

Ông Hưng lý giải, phân đa yếu tố NPK Văn Điển, nếu biết cách tính khi lấy số tiền chia cho tổng % các chất dinh dưỡng có trong phân cộng lại sẽ thấy giá bán vô cùng hợp lý. Còn việc thấy phân vẫn còn vì phân Văn Điển không hòa tan trong nước mà tan dần trong môi trường axit yếu do rễ cây tiết ra, cây cần đến đâu phân hòa tan đến đó, phân còn dành cho vụ sau.

Nhưng vui nhất là có nhiều câu hỏi tự các nông dân trả lời cho nhau vì họ đã hiểu được sự khác biệt của phân Văn Điển so với những loại phân bón khác. Đó chính là những động lực có sức lôi cuốn và hấp dẫn nhất với những người làm công tác giảng dạy như ông Hưng.

Ông Triệu Đình Giáp - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Định Hóa cho biết nông dân ở huyện ông làm quen với phân Văn Điển từ rất lâu rồi. Nguyên nhân vì đất ở Định Hóa đa phần dốc, dễ bị rửa trôi, đất chua nên bón phân Văn Điển vừa tốt cho cây lại giúp cải tạo đất, tiết kiệm nhân công, chi phí vì giảm việc phải bón phân nhiều lần.

Qua các lớp tập huấn và cung ứng phân bón trả chậm của Hội Nông dân tỉnh và Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển, giúp nông dân huyện Phú Lương thay đổi nhận thức và từng bước xóa bỏ tập quán vãi phân trên mặt, thay vào đó là bón vùi sâu để phân đỡ bị rửa trôi. Các loại phân khác nhanh vào lại nhanh ra, riêng phân Văn Điển đúng như tính chất của phân vào từ từ nhưng bền lâu. 
Ví dụ như cây chè, khi được bón phân Văn Điển lá xanh bền, được nước, hương vị đậm đà thơm ngon, từ đó giúp gắn kết Cty Văn Điển với người nông dân Thái Nguyên”, ông Nông Văn Thịnh - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Lương.

Đồng tình với quan điểm này, ông Hoàng Văn Thịnh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa bổ sung thêm rằng: Sở dĩ các lớp tập huấn về phân Văn Điển hội viên xin tham gia rất đông vì qua thực tế đã bón phân NPK Văn Điển cho chè thấy lá xanh dày, khỏe, búp nhiều, mập và đều, đất tơi xốp, giảm được số lần phun thuốc.

Trước kia, sau mỗi lứa hái thường phun thuốc 2 - 3 lần, nay chỉ còn phun 1 lần, có một số hộ không phải phun thuốc khiến ai cũng hài lòng.

Quá trình tham dự các lớp tập huấn ở Đại Từ, huyện có diện tích chè lớn nhất tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi ghi nhận sự đông đúc và sôi nổi với nhiều ý kiến thảo luận về phân bón Văn Điển.

Trong đó, bà con hỏi rất nhiều về việc dùng phân Văn Điển có lo gặp phải giả không vì theo các phương tiện thông tin đại chúng khuyến cáo là trên thị trường có khoảng 30% phân giả? Việc cung cấp phân bón có thuận tiện và thông thoáng không? Hai câu hỏi trên được cán bộ của Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển giải đáp thỏa đáng.

Theo đó, nếu thông qua hội nông dân, Cty vận chuyển đến tận thôn, bản giao trực tiếp cho hội viên không lo phân giả. Năm 2014 này, lấy phân chậm trả có thể chậm nhất đến 20/11 mới phải trả tiền. Từ nay đến đó, nếu giá tăng công ty vẫn thu theo giá hiện nay, giá phân giảm sẽ được tính theo giá giảm.

Cảm động trước những ưu đãi mà Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển dành cho nông dân quê mình, ông Triệu Đình Báo - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đại Từ bộc bạch: “Phân Văn Điển phù hợp với đất và cây trồng của Đại Từ vì đặc tính của phân lân nung chảy. Các lớp tập huấn của Cty rất thành công là nhờ có sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND các xã. Nhiều đồng chí lãnh đạo chủ chốt của xã đã đến dự và trực tiếp chỉ đạo.

Như ông Lê Văn Năm - Bí thư Đảng ủy xã Tân Linh, huyện Đại Từ không ngớt lời cảm ơn Hội Nông dân tỉnh, Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã mở những lớp để chuyển giao kiến thức cho nông dân, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả SX. Tiếp thu những cái mới, hội viên nông dân cần lựa chọn để áp dụng trên nương, ruộng của nhà mình và vận động các hội viên khác cùng làm theo chính là giúp cho phong trào của hội nông dân ngày một vững mạnh hơn.”

(Nguyên PGĐ Trung tâm Khuyến nông Hà Nội)

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm