| Hotline: 0983.970.780

Nông dân vứt bỏ cà chua, rau xanh ngoài đồng vì tắc đầu ra

Chủ Nhật 07/03/2021 , 14:09 (GMT+7)

Hàng chục tấn cà chua ở thị trấn Quỹ Nhất (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) chín đỏ, rụng đầy vườn; hàng nghìn gốc bắp cải đã quá lứa, già cỗi và đang thối dần.

Ông Trần Văn Chiến (Khu 6, thị trấn Quỹ Nhất) cho hay, vụ này gia đình ông canh tác gần 1 ha cà chua. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đầu ra cho cà chua và một số rau màu đang bị bế tắc.

Ông Trần Văn Chiến (Khu 6, thị trấn Quỹ Nhất) cho hay, vụ này gia đình ông canh tác gần 1 ha cà chua. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đầu ra cho cà chua và một số rau màu đang bị bế tắc.

Hiện vườn cà chua của gia đình ông đã chín đỏ nhưng không có thương lái đến thu mua. Ông Chiến bảo: 'Mọi năm, giá bán cà chua dao động từ 5.000 - 10.000đ/kg, có thời điểm còn cao hơn nữa. Song năm nay, đầu ra không thuận lợi; giá bán rẻ mạt, chưa đến 500đ/kg'.

Hiện vườn cà chua của gia đình ông đã chín đỏ nhưng không có thương lái đến thu mua. Ông Chiến bảo: “Mọi năm, giá bán cà chua dao động từ 5.000 - 10.000đ/kg, có thời điểm còn cao hơn nữa. Song năm nay, đầu ra không thuận lợi; giá bán rẻ mạt, chưa đến 500đ/kg”.

Mặc dù ông Chiến đã tận dụng mọi mối quan hệ, gọi điện thoại 'cầu cứu' hàng chục thương lái đến thu mua nhưng họ đều lắc đầu. Chán nản, gia đình ông không muốn thu hoạch, bỏ mặc ngoài đồng; để cà chín đỏ rồi rụng đầy vườn.

Mặc dù ông Chiến đã tận dụng mọi mối quan hệ, gọi điện thoại “cầu cứu” hàng chục thương lái đến thu mua nhưng họ đều lắc đầu. Chán nản, gia đình ông không muốn thu hoạch, bỏ mặc ngoài đồng; để cà chín đỏ rồi rụng đầy vườn.

Mỗi lần nhìn vào giàn cà chua chín đỏ vườn, ông Chiến lại ứa nước mắt; mặt buồn rười rượi. Ông Chiến nhẩm tính, thiệt hại của gia đình lên đến hàng chục triệu đồng.

Mỗi lần nhìn vào giàn cà chua chín đỏ vườn, ông Chiến lại ứa nước mắt; mặt buồn rười rượi. Ông Chiến nhẩm tính, thiệt hại của gia đình lên đến hàng chục triệu đồng.

Cách đó không xa là vườn bắp cải 2.000 gốc của gia đình chị Trần Thị Huệ. Vì không bán được nên bắp cải đã quá lứa, già cỗi và đang thối dần. Lý do, không có thương lái đến thu mua.  

Cách đó không xa là vườn bắp cải 2.000 gốc của gia đình chị Trần Thị Huệ. Vì không bán được nên bắp cải đã quá lứa, già cỗi và đang thối dần. Lý do, không có thương lái đến thu mua.  

Chị Huệ rầu rĩ, do không tiêu thụ được nên chị đang cắt bỏ cho cá ăn. Tuy nhiên, số lượng rau tồn đọng còn quá nhiều, chị buộc phải băm nát rau tại vườn để ủ làm phân bón. 

Chị Huệ rầu rĩ, do không tiêu thụ được nên chị đang cắt bỏ cho cá ăn. Tuy nhiên, số lượng rau tồn đọng còn quá nhiều, chị buộc phải băm nát rau tại vườn để ủ làm phân bón. 

Theo tìm hiểu của chúng tôi, không chỉ bà con nông dân vùng thị trấn Quỹ Nhất bị ảnh hưởng, mà nhiều địa phương khác trong huyện Nghĩa Hưng như xã Nam Điền, Nghĩa Thành, Nghĩa Bình, Nghĩa Hồng… cũng chung tình cảnh tương tự.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, không chỉ bà con nông dân vùng thị trấn Quỹ Nhất bị ảnh hưởng, mà nhiều địa phương khác trong huyện Nghĩa Hưng như xã Nam Điền, Nghĩa Thành, Nghĩa Bình, Nghĩa Hồng… cũng chung tình cảnh tương tự.

Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Nghĩa Hưng Hoàng Quang Tuyến thông tin, vụ đông xuân 2020 - 2021, toàn huyện trồng khoảng 1.200 ha cây rau màu vụ đông, trong đó có gần 500 ha cây cà chua. Từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại, giá nông sản trên địa bàn huyện giảm mạnh.

Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Nghĩa Hưng Hoàng Quang Tuyến thông tin, vụ đông xuân 2020 - 2021, toàn huyện trồng khoảng 1.200 ha cây rau màu vụ đông, trong đó có gần 500 ha cây cà chua. Từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại, giá nông sản trên địa bàn huyện giảm mạnh.

'Trên địa bàn toàn huyện ước khoảng còn trên 40% diện tích cây cà chua đang trong thời kỳ thu hoạch rộ. Chúng tôi cũng đã kêu gọi thương lái miền Trung ra thu mua cho bà con nông dân nhưng không ai nhận lời…', ông Tuyến bộc bạch.

"Trên địa bàn toàn huyện ước khoảng còn trên 40% diện tích cây cà chua đang trong thời kỳ thu hoạch rộ. Chúng tôi cũng đã kêu gọi thương lái miền Trung ra thu mua cho bà con nông dân nhưng không ai nhận lời…", ông Tuyến bộc bạch.

Xem thêm
Vì sao rắn thần 5 đầu là linh vật Tết của Bình Định?

Đặc sắc mâm cỗ Việt cổ truyền trong căn nhà 130 năm tuổi. Gà tiên ngậm hoa đắt hàng ngày 23 tháng Chạp. Rắn thần Naga -  linh vật năm Ất Tỵ của Bình Định. Lao động nhàn rỗi có thêm thu nhập từ vụ hoa Tết.

Thúc đẩy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc với khoảng 1,4 tỷ dân có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thịt lên tới gần 400 tỷ USD/năm. Động vật, các sản phẩm động vật của Việt Nam như sữa, tổ yến, thịt lợn… đều có cơ hội rất lớn xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, Trung Quốc lại là một thị trường khó tính, với các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, kiểm dịch và đặc biệt là chất lượng, cùng theo dõi cuộc trò chuyện của Báo Nông nghiệp Việt Nam về vấn đề này.

Sản phẩm bản địa Mang Yang: Khát vọng vươn xa

Gia Lai Những năm gần đây, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã trở thành 'bệ phóng', nâng tầm giá trị những sản phẩm đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân và đưa các sản phẩm này đến với đông đảo người tiêu dùng trên cả nước.

Huy động hàng trăm người chữa cháy rừng ngày cận tết

Một vụ cháy rừng lớn xảy ra tại xã Như Cố, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, địa phương đã huy động hàng trăm người tham gia chữa cháy.

Bình luận mới nhất