| Hotline: 0983.970.780

Nông dân điêu đứng vì rau củ được mùa, mất giá

Thứ Bảy 06/03/2021 , 16:16 (GMT+7)

Tưởng rằng sẽ có 1 khoản thu nhập khá khi những vườn rau quả vụ này được mùa, tuy nhiên giá bán lại xuống thấp khiến cho người nông dân lâm vào cảnh khốn đốn.

Nhiều hộ trồng rau ở Quảng Nam than thở vì giá cả năm nay xuống quá thấp. Ảnh: L.K.

Nhiều hộ trồng rau ở Quảng Nam than thở vì giá cả năm nay xuống quá thấp. Ảnh: L.K.

Vụ rau củ Đông Xuân 2020 – 2021 thời tiết tương đối thuận lợi nên những ruộng rau của nông dân Quảng Nam phát triển rất xanh tốt. Nếu không có gì thay đổi thì như mọi năm, những diện tích này sẽ mang lại cho người trồng rau một khoản thu nhập tương đối. Tuy nhiên, thực tế thời gian gần đây đã không được như kỳ vọng.

Tại các vùng trồng rau truyền thống của tỉnh Quảng Nam như huyện Đại Lộc, Duy Xuyên và thị xã Điện Bàn, đi đâu cũng thấy người dân than thở vì giá cả năm nay xuống quá thấp. Có nhiều nơi, do bán không có lãi nên bà con chấp nhận không thu hoạch, bỏ mặc để rau củ già héo ngoài ruộng.

Bà Trần Thị Tư (trú thôn Vân Quật, xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên) cho biết, năm nào cũng vậy, cứ vào vụ sản xuất Đông Xuân là gia đình bà sử dụng 3 sào đất của gia đình để trồng rau củ. Năm nay, bà chọn 2 loại cây chính là đậu cô ve và khổ qua để canh tác. Qua gần 3 tháng, những luống rau phát triển rất tươi tốt và đạt năng suất. Mặc dù vậy, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và thị trường tiêu thụ bị hạn chế nên giá cả tụt xuống thấp hơn nhiều so với mọi năm.

“Các năm trước, với 3 sào rau củ này nhà tôi cũng thu được hàng chục triệu đồng mỗi vụ. Nhưng mà năm nay may ra chỉ thu lại được vốn vì giá hạ quá. Bây giờ 1kg đậu cô ve giá chỉ còn 2.000 đồng, khổ qua giá 5.000 đồng/kg, thấp hơn từ 3 – 4 lần các năm trước mà bán còn khó nữa”, bà Tư than thở.

Dù rau phát triển xanh tốt nhưng không được giá nên người dân chỉ mong thu lại được vốn. Ảnh: L.K.

Dù rau phát triển xanh tốt nhưng không được giá nên người dân chỉ mong thu lại được vốn. Ảnh: L.K.

Cùng chung tình cảnh, ông Lê Tấn Hồng (trú thôn Vân Quật, xã Duy Thành) vụ này đã đầu tư hơn 7 triệu đồng để mua giống cây khổ qua và bí đao về trồng trên diện tích 5 sào của gia đình. “Thấy cây ra trái sum sê tưởng năm nay cũng lãi khá, có thêm chút tiền để trang trải cuộc sống ai ngờ giá thấp đến vậy, nhiều người chán quá không muốn thu hoạch”, ông Hồng chia sẻ.

Ngoài huyện Duy Xuyên thì vùng chuyên canh rau ở huyện Đại Lộc cũng không mấy khả quan. Gia đình ông Phan Văn Thái (60 tuổi, thôn Phú Phước, xã Đại An, huyện Đại Lộc) từ sau Tết đến nay vẫn chưa bán ra thị trường một kg rau nào vì giá quá rẻ.

Ông Thái cho biết: “Giá rau từ trước Tết đến nay vẫn không tăng lên được chút nào, những luống rau sắp già không biết bán cho ai nên tôi chưa thu hái. Không chỉ riêng gia đình tôi mà nhiều hộ khác ở trong xã cũng lắc đầu ngán ngẩm vì rau quả rớt giá. Tiền bán ra thậm chí không đủ chi phí đầu tư. Đó là chưa tính công bỏ ra. Tình cảnh được mùa, mất giá này khiến nông dân điêu đứng”.

Nhiều ruộng rau đã gần quá lứa nhưng người dân không thu hoạch vì giá bán quá thấp. Ảnh: L.K.

Nhiều ruộng rau đã gần quá lứa nhưng người dân không thu hoạch vì giá bán quá thấp. Ảnh: L.K.

Theo một tiểu thương bán rau củ tại chợ Quảng Quế (xã Đại An), nhìn chung các loại rau củ quả năm nay đều rớt giá, chỉ bằng một phần so với thời điểm trong và sau Tết năm trước. Không chỉ nông dân không bán được rau mà việc buôn bán của tiểu thương cũng ế ẩm. “Tính ra, lượng rau tôi mua, bán mỗi ngày chưa bằng một nửa so với Tết năm trước. Nguyên nhân 1 phần do dịch bệnh một phần nữa là rau củ năm nay được mùa, hàng nhiều nên giá thấp”, tiểu thương này nói”.

Ông Đỗ Văn Hòa, Chủ tịch UBND xã Đại An cho biết, từ khi có dịch Covid-19, người dân bắt đầu thói quen tự sản xuất rau sạch tại nhà, họ ít ra chợ mua. Trước tình hình này, UBND xã đã giao cho HTX Nông nghiệp Đại An tìm phương án hỗ trợ người dân, liên kết với các đối tác để giúp đỡ cho bà con nông dân tiêu thụ nông sản ra thị trường”.

Xem thêm
Người dân Vĩnh Phúc viết đơn xin dừng chăn nuôi trong khu dân cư

Tính đến cuối năm 2024 đã có 332 hộ chăn nuôi ở tỉnh Vĩnh Phúc làm đơn đề nghị hỗ trợ dừng chăn nuôi ở khu vực không được phép chăn nuôi.

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Áp dụng IPHM, 5 sào bưởi cho lợi nhuận tăng thêm hơn 16 triệu đồng

Khánh Hòa Không chỉ giảm chi phí vật tư đầu vào, áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây bưởi còn giúp nông dân tăng lợi nhuận và chất lượng sản phẩm.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.