| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp CNC, yếu tố sống còn của DN

Thứ Sáu 10/08/2012 , 11:10 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT vừa phối hợp cùng Ngân hàng TMCP Bắc Á tổ chức diễn đàn chính sách ứng dụng công nghệ cao (CNC) phát triển nông nghiệp, nông thôn thông qua đối tác công tư.

Bộ NN-PTNT vừa phối hợp cùng Ngân hàng TMCP Bắc Á tổ chức diễn đàn chính sách ứng dụng công nghệ cao (CNC) phát triển nông nghiệp, nông thôn thông qua đối tác công tư. Chưa khi nào một diễn đàn NNCNC thu hút đông đảo tổ chức, DN tham gia đến vậy. Điều đó cho thấy xã hội đã bắt đầu quan tâm tới lĩnh vực còn khá mới mẻ này.


Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát phát biểu tại diễn đàn

CƠ HỘI, THÁCH THỨC

GĐ Viện Khoa học nông nghiệp VN (VAAS), PGS.TS Nguyễn Văn Bộ cho biết, trong 20 năm qua, nông nghiệp nước ta đã đạt được thành tựu nổi bật về an ninh lương thực, đưa VN trở thành cường quốc xuất khẩu nông sản; trong đó nhiều ngành hàng đứng vị trí đầu trên thế giới như gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều, chè, thủy sản... Đặc biệt, nông nghiệp là ngành duy nhất xuất siêu, góp phần ổn định cán cân thương mại và giúp chúng ta vượt qua các cuộc khủng khoảng kinh tế gần đây.

Tuy nhiên, cũng suốt thời gian qua, chúng ta luôn đứng trước các thử thách “được mùa mất giá, mất mùa được giá” hay điệp khúc "trồng-chặt”.... Nhiều cây trồng tăng sản lượng hàng năm, song gần như không tăng lợi nhuận cho người nông dân, đến mức Thủ tướng Chính phủ phải can thiệp để đảm bảo nông dân có lời, trước mắt ít nhất 30% trong SX lúa gạo.

Nguyên nhân của tồn tại này có nhiều. Song nguyên nhân của mọi nguyên nhân chính, là chúng ta không tạo dựng được thị trường của riêng mình, trong đó các công đoạn tạo nên giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi giá trị nông sản hầu như đều nằm ở ngoài lãnh thổ VN. Đó là công đoạn chế biến và xây dựng thương hiệu quốc gia.

Theo điều tra của Ngân hàng Thế giới - WB (2009), người SX lúa tại ĐBSCL được 34% tổng số lãi thu được trong SX lúa. Còn theo số liệu điều tra của Cục Trồng trọt (2010) với lúa HT, không một loại giống nào cho lợi nhuận biên vượt quá 25%; thậm chí với các giống chất lượng càng cao thì lợi nhuận biên còn thấp dưới 20%. Đây cũng lý giải tại sao nông dân vẫn kiên trì gieo trồng các giống lúa chất lượng thấp.

Ông Bộ cũng cho rằng, VN đang đứng trước thời cơ và thách thức lớn để nâng cao chuỗi giá trị nông sản cũng như nâng cao thu nhập cho người làm nông nghiệp. Và công nghệ cao chính là công cụ quan trọng nhất để nâng cao giá trị gia tăng của nông sản hàng hóa khi mà các động lực khác cho phát triển như đất đai, lao động đều bị giới hạn. Trong thời gian tới, tăng trưởng trong nông nghiệp sẽ phải chủ yếu dựa vào chính sách, phát triển DN và KH-CN, trong đó phát triển DN giữ vai trò chủ đạo.

Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Đăng Vang, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban KH-CN&MT của Quốc hội cho biết, ngày ông còn làm Cục trưởng Cục Chăn nuôi, VN được WB tài trợ để phát triển đàn bò sữa chất lượng cao. Sau khi tranh cãi việc "để Nhà nước hay tư nhân quản lý đàn bò" không có hồi kết, vì thế đàn bò được chia đôi.

Một thời gian sau, đàn bò giao cho tư nhân là các hộ dân ở Mộc Châu, Sơn La quản lý phát triển rất tốt và đã nhân lên mỗi hộ hàng chục con. Nhưng cũng vẫn đàn bò đó, giao cho một đơn vị nhà nước tại Lâm Đồng quản lý, giờ không còn lại con nào. Qua đó cho thấy vai trò của DN trong phát triển NNCNC là quyết định.

KINH NGHIỆM TỪ NGHỆ AN VÀ TH TRUE MILK

Là một trong những địa phương bước đầu thành công trong việc kêu gọi DN đầu tư vào lĩnh vực NNCNC, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Phan Đình Trạc thẳng thắn chia sẻ kinh nghiệm trong việc tạo cơ chế, chính sách cho DN đầu tư vào tỉnh, cũng như cách để vượt qua những tư duy lỗi thời còn tồn tại cố hữu trong một bộ phận cán bộ và nông dân hiện nay.


Kiểm tra đàn bò sữa tại trang trại TH

Theo đó, để tạo hành lang cho việc đầu tư phát triển NNCNC, ngay khi có Nghị quyết 26 của Đảng về "Tam nông", tỉnh Nghệ An lập tức nhìn nhận ra cơ hội và khuyến khích nông dân dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất để kêu gọi, thậm chí lôi kéo các DN vào đầu tư. Ban Thường vụ Tỉnh ủy mạnh dạn ban hành Nghị quyết cho phép các DN được thuê quyền sử dụng đất dài hạn, còn nông dân được góp vốn bằng đất đai.

“Lúc đó, lãnh đạo tỉnh đã chủ động tiếp cận các DN và mời gọi doanh nhân đầu tư về quê hương. Nói thật, lúc đầu khi TH đòi hỏi diện tích đất đai lớn trong thời gian chóng vánh khiến chúng tôi lo lắng. Song, nhận thấy cơ hội đến mà lãnh đạo địa phương không biết nắm bắt thì thật có tội với quê hương.

Vậy là tôi triệu tập tất các các nông, lâm trường trong tỉnh lại và động viên họ hãy gạt những lợi ích cá nhân cũng như tư duy hẹp hòi sang một bên vì đại cục của người dân trong tỉnh nói chung và khu vực tây bắc Nghệ An nói riêng. Và chỉ trong một thời gian ngắn chúng tôi đã bàn giao cho TH 37.000 ha để xây trang trại nuôi bò tại huyện Nghĩa Đàn”, ông Bí thư Tỉnh ủy tâm sự.

Theo ông Trạc, tư duy cục bộ và lòng dạ hẹp hòi của một bộ phận cán bộ hiện là rào cản lớn nhất khiến việc đưa NNCNC vào cuộc sống gặp vướng mắc. Bản thân ông cũng thừa nhận, nếu không được sang Israel tham quan nền nông nghiệp hiện đại của họ chắc ông cũng không bao giờ dám giao diện tích đất lớn như vậy cho một DN chỉ để trồng cỏ nuôi bò.

“Chính phủ rất quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp và đã chỉ đạo Bộ NN-PTNT soạn thảo nhiều cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này”, Bộ trưởng Bộ NN- PTNT Cao Đức Phát.

"Điều đó chỉ ra một điều rằng, lãnh đạo ngày nay phải biết thoát khỏi tư duy ăn xổi, ngại làm cái mới và thói quen không tin vào cái mình thường thấy. Chỉ có như vậy thì nền nông nghiệp VN mới thoát được cảnh ăn thì thừa bán thì thiếu", theo lời ông Trạc.

Còn theo TGĐ Ngân hàng TMCP Bắc Á, bà Thái Hương, một người vừa giành được thành công lớn trong việc xây dựng thành công thương hiệu sữa tươi sạch TH True Milk cho rằng: Bao đời nay nông dân luôn phải đối mặt với khó khăn do thời tiết gây ra, trong khi đó vốn đầu tư cho SX lại quá ít, cộng với việc áp dụng công nghệ cũ, sử dụng trang thiết bị thủ công, nhà xưởng chế biến và kho tàng cất giữ nông sản sơ sài, tạm bợ là lý do khiến sản phẩm nông nghiệp luôn thấp không đủ sức cạnh tranh.

Mặt khác, các DN hiện rất đắn đo khi tham gia đầu tư vào nông nghiệp nhất là công đoạn SX, họ chủ yếu tham gia vào khâu thu gom, sơ chế và tiêu thụ. Do vậy, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi hơn về nông nghiệp để thu hút DN ứng dụng CNC vào SX. Và chỉ khi DN tham gia vào công đoạn này và nông dân được hưởng lợi xuyên suốt cả chuỗi giá trị mới mong có sự đột phá trong việc nâng cao mức sống người dân.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm