| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp đủ lương thực, đảm bảo dinh dưỡng

Thứ Hai 18/10/2021 , 12:10 (GMT+7)

Nền nông nghiệp cho sản phẩm chất lượng sẽ mở ra hi vọng cho việc cải thiện vấn đề dinh dưỡng và thể trạng của người Việt Nam trong tương lai.

Đến nay Việt Nam sản xuất được lương thực đủ và khâu lưu thông phân phối theo cơ chế thị trường hiện nay cũng tốt. Ảnh: Đào Thanh.

Đến nay Việt Nam sản xuất được lương thực đủ và khâu lưu thông phân phối theo cơ chế thị trường hiện nay cũng tốt. Ảnh: Đào Thanh.

Trong Chương trình “Không còn nạn đói” của Chính phủ, việc phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững là 1 trong 5 mục tiêu được đề ra. Qua hơn 3 năm triển khai chương trình, đến nay Việt Nam sản xuất được lương thực đủ và khâu lưu thông phân phối theo cơ chế thị trường hiện nay cũng tốt. Việt Nam đã thành công trong việc nâng cao thu nhập cho người dân để đảm bảo mua lương thực, mua những hàng giá cao, mặt hàng có những thành phần thiết yếu không quá khó khăn.

Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ NN-PTNT cho biết, có 1 thực tiễn đó là trong nông nghiệp Việt Nam cần có những giá trị tích hợp các hệ thống sản xuất. Chúng ta có xu thế đẩy mạng sản xuất hàng hóa lớn nhưng không biết được rằng tính đa dạng là một điểm cộng của nông nghiệp Việt Nam.

Rất nhiều vùng đặc sản, sản phẩm không ở đâu có chỉ đặc thù địa phương có thì cần khai thác với những giá trị về thực phẩm cao kể cả chất lượng dinh dưỡng cũng như chất lượng các loại tiêu chí khác như thơm ngon.

Các địa phương đang đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc sản đặc thù nhằm cải thiện chất lượng dinh dưỡng và nâng cao giá trị kinh tế. Ảnh: Đào Thanh.

Các địa phương đang đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc sản đặc thù nhằm cải thiện chất lượng dinh dưỡng và nâng cao giá trị kinh tế. Ảnh: Đào Thanh.

Cũng theo ông Thịnh, nhiều khi chúng ta mải mê với phát triển sản xuất hàng hóa lớn và nếu không cẩn thận thì ngoài việc không khai thác được điểm mạnh của sản phẩm địa phương, còn dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học, vì như thế cần tích hợp các hệ thống lớn, các hệ thống nhỏ.

Khơi dậy tiềm năng và thế mạnh của nông nghiệp cả về chất lượng dinh dưỡng và giá trị kinh tế, những năm qua Chính phủ, các bộ ngành, địa phương đã và đang đẩy mạnh các chương trình phát triển nông nghiệp chất lượng như: OCOP, nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ.

Sự phát triển này sẽ giúp cho việc thực hành sử dụng nền nông nghiệp hướng đến chất lượng dinh dưỡng sẽ tốt hơn. Như vậy kết hợp được cả lĩnh vực sản xuất cũng như lĩnh vực tiêu dùng thì chúng ta mới giải quyết được câu chuyện về trẻ thấp còi hay là dinh dưỡng cho trẻ.

Nông nghiệp Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội và sinh kế cho trên 60% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn và đóng góp 14,85% GDP của quốc gia.

Việc xây dựng hệ thống lương thực, thực phẩm hiệu quả, linh hoạt nhằm đảm bảo cho tất cả người dân được cung cấp, tiếp cận đủ lương thực, đảm bảo dinh dưỡng. Đồng thời, vẫn phải bảo vệ môi trường, bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu đang là mục tiêu mà Chính phủ và các bộ ngành, địa phương hướng tới.

Nông nghiệp Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định xã hội và sinh kế cho trên 60% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn. Ảnh: Đào Thanh.

Nông nghiệp Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định xã hội và sinh kế cho trên 60% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn. Ảnh: Đào Thanh.

Để đạt được điều này, các địa phương phải xây dựng được kế hoạch sản xuất, phương thức sản xuất đảm bảo rằng việc sản xuất ra những sản phẩm cung cấp cho không chỉ 100 triệu dân mà còn xuất khẩu.

Việc xây dựng thành công nền nông nghiệp chất lượng với các sản phẩm vừa có giá trị kinh tế và hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ mở ra hi vọng cải thiện tầm vóc, thể trạng của con người Việt Nam trong tương lai.

Bởi vậy việc đề cập đến vấn đề dinh dưỡng và nâng cao chất lượng sản phẩm lương thực cần được lồng ghép nhiều hơn nữa trong các chương trình, chính sách xây dựng nông thôn mới, vấn đề dân tộc thiểu số miền núi, các chương trình giảm nghèo, an sinh xã hội...   

Hiện nay, Việt Nam còn 56 huyện nghèo, cùng với các vấn đề an sinh xã hội thì vấn đề dinh dưỡng cho các em nhỏ tại những địa phương này còn nhiều khó khăn, thách thức. Ở những vùng khó khăn thì việc thay đổi nhận thức về dinh dưỡng thực sự khó khăn cần cả quá trình. Vì vậy cần sự quan tâm của nhiều địa phương, nhiều ngành.

Hướng đến đối tượng lớn là các bà mẹ, trẻ em. Tuy nhiên thực phẩm ở nhiều vùng chưa đảm bảo về dinh dưỡng, an toàn. Như thực phẩm còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhiều hoặc việc sử dụng thực phẩm không đúng cách gây độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Tags:
Xem thêm
Tổng Bí thư tiếp Đại sứ Úc Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt

Chiều 23/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.

Xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD, kỳ vọng vào 2025

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tổ chức Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD năm 2024, kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn trong năm 2025.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.