| Hotline: 0983.970.780

10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7:

Nông nghiệp Nghệ An đổi thay toàn diện

Thứ Bảy 02/02/2019 , 09:01 (GMT+7)

Dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND cùng sự vào cuộc của các ngành, sự nỗ lực của nông dân và cộng đồng doanh nghiệp, ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An đã có bước chuyển toàn diện sau 10 thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về “tam nông”.

Chủ động

Xác định nâng cao hiệu quả sản xuất là nội dung quan trọng trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, sẽ đảm bảo cho quá trình phát triển bền vững. Ngay từ ban đầu tỉnh Nghệ An đã tiến hành quy hoạch bài bản, phù hợp dựa trên điều kiện thực tế để có sự chủ động cần thiết.

08-17-30_nh_1
Ngành nông nghiệp Nghệ An chuyển biến rõ nét sau 10 năm thực hiện Nghị quyết “tam nông”

Giai đoạn 2008 - 2015 tỉnh đã xây dựng và điều chỉnh 27 quy hoạch lĩnh vực nông nghiệp và 18 quy hoạch thủy lợi, từ 2016 - 2018 tiếp tục xây dựng và điều chỉnh 16 quy hoạch khác. Nhờ có bước chuẩn bị kỹ lưỡng nên tình hình nhìn chung ngày càng khởi sắc, đến nay đã hình thành được các vùng nguyên liệu tập trung gắn với chế biến (chè, mía, sắn, chanh leo, cây thức ăn chăn nuôi, cây nguyên liệu gỗ) cũng như xây dựng thành công các vùng sản xuất hàng hóa ứng dụng CNC.

Hòa theo xu thế, việc ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật ngày càng được quan tâm đúng mực. Mặc dù nguồn lực hạn chế nhưng tỉnh Nghệ An đã tận dụng hiệu quả nguồn kinh phí KHCN để triển khai 95 đề tài, dự án liên quan đến nông nghiệp, kết quả có đến 57 đề tài được ứng dụng vào thực tiễn (73,08%).

Nhận thấy xây dựng và nhân rộng mô hình là chiếc cấu nối hữu hiệu để đưa kết quả nghiên cứu vào phục vụ sản xuất, Sở NN-PTNT đã tập trung chỉ đạo các địa phương, đơn vị thực hiện rốt ráo. Chi tiết hơn, giai đoạn 2011 - 2018 đã xây dựng được 5.369 mô hình thuộc 9 lĩnh vực, số mô hình được nhân rộng là 4.245, chiếm gần 80%.

Toàn ngành từng bước đẩy mạnh ứng dụng CNC vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng, tiến tới cải thiện nguồn thu trên cùng đơn vị canh tác. Đến cuối năm 2017, diện tích NNƯDCNC là 9.502 ha, giá trị sản xuất bình quân đạt 200 - 250 triệu đồng/ha, cao gấp 2-3 lần so với sản xuất đại trà. Tỷ trọng sản xuất NNƯDCNC chiếm khoảng 5-10% giá trị toàn ngành.
 

Thu hút doanh nghiệp xây dựng chuỗi liên kết

10 năm qua Nghệ An không ngừng đẩy mạnh công tác mời gọi doanh nghiệp tham gia đầu tư, nhất là mảng nông nghiệp. Số liệu thống kê chỉ rõ, từ 2008 - 2017 đã thu hút được 56 dự án với số vốn đăng ký hơn 46.000 tỷ đồng, nhiều dự án điểm đang tạo dựng được dấu ấn đậm nét, điển hình như chăn nuôi bò sữa theo quy mô công nghiệp; trồng rau và hoa trong nhà kính tại Phủ Quỳ; nhà máy chế biến tinh bột sắn Hoa Sơn; bảo tồn dược liệu chất lượng cao gắn với phát triển bền vững; xây dựng vườn ươm giống chanh leo công nghệ cao…

Đến cuối 2017 trên địa bàn có gần 500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, điều này góp phần quan trọng vào quá trình phát triển KT-XH của địa phương, hàng năm trực tiếp giải quyết nhu cầu việc làm cho 11.500 - 12.500 lao động.

Sự nhập cuộc của doanh nghiệp là tiền đề quan trọng hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi sản phẩm giá trị, bằng chứng là Nghệ An đã xây dựng thành công 55 “cánh đồng lớn” sản xuất lúa, ngô, lạc, chè, mía…, hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 15%. Cùng với việc ký kết hợp đồng tiêu thụ, các doanh nghiệp còn áp dụng chính sách cho nông dân ứng vốn, vật tư, trực tiếp chuyển giao giống mới và tiến bộ kỹ thuật để cải thiện nằn suất, nâng cao chất lượng.

Vấn đề cốt lõi chính là tư liệu sản xuất, để tạo dựng niềm tin với nhà đầu tư, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã ban hành Chỉ thị 08-CT/TU ngày 8/5/2012 đẩy mạnh, vận động nhân dân thực hiện “dồn điền đổi thửa” và khuyến khích tích tụ nhằm phát triển theo hướng quy mô lớn. Có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, ngành, được sự ủng hộ của phần đa nông dân nên quá trình thực nhanh chóng mang lại kết quả, đến hết 2015 toàn tỉnh có 313/313 xã hoàn thành tại thực địa, có 357.937 hộ tham gia với tổng diện tích 91.139 ha. Kết quả rút xuống 691.717 thửa sau dồn điền (giảm 2,7 lần), bình quân mỗi hộ giảm từ 5,3 thửa xuống 2,3 thửa, diện tích bình quân tăng từ 982 m2/thửa lên 1.801 m2/thửa.

Đất đai quy về một mối giúp nông dân, HTX, doanh nghiệp mạnh dạn ứng dụng cơ giới vào sản xuất. Hiện tỉnh Nghệ An có trên 55.323 máy nông nghiệp các loại, tăng 2,53 lần so với 2007, bao gồm 15.993 máy cày đa chức năng, 850 máy gặt đập liên hợp, gần 5.000 máy gặt rãi hàng, 7.427 máy tuốt lúa có động cơ…

 

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Liên doanh DHN với mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp tại Tây Ninh

Chủ tịch Hùng Nhơn Group Vũ Mạnh Hùng chia sẻ định hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Lễ công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh, chiều nay.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.