| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp Trung Quốc đang bị Covid-19 bóp nghẹt

Thứ Sáu 28/02/2020 , 10:02 (GMT+7)

Chủng virus Corona mới đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng thực phẩm tại nền kinh tế số hai thế giới.

Một trang trại nuôi gà ở Hắc Hà, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Một trang trại nuôi gà ở Hắc Hà, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Nông dân Trung Quốc đang đối mặt với một năm đầy khó khăn trong bối cảnh chính phủ nước này phải triển khai những biện pháp cách ly chưa từng có để kiểm soát Covid-19, chủng virus corona mới đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng thực phẩm tại nền kinh tế số hai thế giới.

Tính đến ngày 26/2, Covid-19 đã khiến hơn 2.700 người tử vong tại Trung Quốc, hơn 78.000 người nhiễm virus. Trung Quốc đang nỗ lực hết sức để kiểm soát virus bằng nhiều biện pháp, như phong tỏa tâm dịch Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, và áp hạn chế đi lại với người dân trong nước. Nông dân quốc gia này cũng phải chịu những tác động nhất định.

Những tuyến đường dẫn vào các ngôi làng đều có rào chắn, chợ gia súc, gia cầm đóng cửa. Xinfadi, chợ nông sản lớn nhất tại Bắc Kinh, cho biết chỉ có 13 lò mổ tại 4 tỉnh miền bắc Trung Quốc đang hoạt động bởi còn rất nhiều người lao động chưa quay trở lại làm việc sau kỳ nghỉ tết Âm lịch.

“Dịch bệnh do Covid-19 gây ra khiến mọi người không thể đi lại, hàng hóa không thể lưu thông”, Yang Jinghua, nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, Bắc Kinh, nói với Sixth Tone.

Với các trang trại nhỏ hơn, giao thương nông nghiệp đã bị đình trệ. Nhiều ngôi làng chọn tự cô lập, hướng tới tự cung tự cấp. Áp lực lên nông dân chăn nuôi càng gia tăng bởi họ bị thiếu thức ăn chăn nuôi, nhu cầu tiêu thụ giảm.

Gà có vòng đời ngắn hơn so với các gia súc khác và chỉ cần 40 ngày để đạt cân nặng xuất chuồng. Do đó, chúng cần được bán và tái đàn thường xuyên hơn. Tuy nhiên, dịch bệnh khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn, mất các kênh bán hàng, nông dân buộc phải giữ lại và tiếp tục nuôi những con gà này.

Peng Jin, quản lý hợp tác xã gồm hơn 50 nông dân chăn nuôi ở Đại Tĩnh, tỉnh Hồ Nam, cho biết ông cùng các thành viên đang có hơn 20.000 con gà cần xử lý.

“Thức ăn không có trong khi gà không thể xuất chuồng – chúng bị kẹt lại tại trang trại”, Peng nói. Nếu không tìm ra cách giải quyết, Peng lo ngại hợp tác xã không đủ nguồn lực để nuôi lứa kế tiếp.

Nông dân họ Li ở tỉnh Hồ Bắc cho biết các rào chắn vào làng khiến ông khó làm ăn hơn. Ông thường thu mua trứng trong làng rồi chuyển ra ngoài tiêu thụ.

“Giá trứng khá thấp”, Li chia sẻ. “Giờ đây, tiền bán trứng của tôi chỉ đủ bù đắp chi phí”.

Giá trứng và gà năm nay đều thấp hơn đáng kể so với năm 2019. Nếu ngành chăn nuôi không sớm bình thường trở lại, những ảnh hưởng tiêu cực khả năng cao sẽ kéo dài sang quý II và III, một quan chức Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cảnh báo hồi tuần trước.

Chính phủ Trung Quốc đang kêu gọi các nỗ lực để tiếp thêm sinh lực cho ngành nông nghiệp trong nước và ngăn dịch bệnh làm gián đoạn hơn nữa vụ xuân và mùa nuôi thủy sản. Nhằm giải quyết tình trạng tiêu thụ chậm lại, các chính quyền địa phương khuyến khích nông dân sử dụng dịch vụ thương mại điện tử như Alibaba, Pinduoduo, quảng bá sản phẩm thông qua video trực tuyến.

Trong khi đó, các doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông đang đề xuất trợ giá để thu gom gia cầm, thủy sản tại các trang trại không có người trông coi.

Giới chuyên gia cho rằng các biện pháp kiểm soát tại những nơi không có ca nhiễm mới hàng ngày đang phản tác dụng

“Những chính sách đó quá sơ sài, quá gay gắt”, Fu Wenge, giáo sư kinh tế nông nghiệp tại Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, nói về hạn chế đường sá. “Họ chỉ có một công thức: ‘tôi không thể để anh/chị qua, hãy ở yên bên đó’”.

Ảnh hưởng lên chuỗi cung ứng thực phẩm tại Trung Quốc đang ngày càng rõ rệt và có thể còn lớn hơn so với đại dịch Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) cách đây 17 năm, theo công ty nghiên cứu thị trường Bain & Company. “Với phạm vi tác động lớn, các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn thời SARS, chúng tôi tin ngành nông nghiệp và thực phẩm Trung Quốc sẽ chịu đòn giáng mạnh trong ngắn hạn”.

Ngay cả những nông dân sở hữu trang trại lớn, phạm vi hoạt động rộng, cũng phải chật vật với tình hình hiện tại.

Bai Shengxin, chủ một trang trại gia súc và vườn cây ở tỉnh Cam Túc, từng kỳ vọng một năm khấm khá sau khi ký hợp đồng với các nhà thầu tỉnh khác để trồng saxaul, loại cây bụi gần như không có lá thường được dùng để ngăn tình trạng sa mạc hóa ở Trung Quốc. Nhưng Covid-19 xuất hiện và Bai có nguy cơ mất khoảng 500.000 nhân dân tệ (71.000 USD).

“Tôi lo sợ. Ngày nào tôi cũng dậy sớm để cập nhật tin tức”, Bai nói. Hiện là mùa trồng trọt ở miền bắc Trung Quốc. Ngay cả khi các rào chắn trên đường được dỡ bỏ, việc di chuyển giữa các khu vực vẫn bị hạn chế, khiến Bai khó bắt đầu công việc và thuê lao động.

Nhà nghiên cứu Yang lại lo cho những hoạt động nông nghiệp không có đủ nguồn lực tài chính để duy trì. Nếu những hoạt động này dừng lại, nguồn cung một số loại thực phẩm sẽ thiếu, đẩy giá bán tăng.

Ngành thực phẩm Trung Quốc cần thời gian để phục hồi sau khi dịch bệnh được kiểm soát, theo giáo sư Fu. Ngành nuôi gia cầm sẽ thụt lùi đáng kể giống như ngành nuôi lợn Trung Quốc, bị dịch tả lợn châu Phi tàn phá trong năm 2019, khiến tổng đàn giảm một nửa.

“Những trang trại nhỏ hơn sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất, đẩy nhanh tốc độ đào thải các trang trại vừa và nhỏ”, Fu cảnh báo.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm