| Hotline: 0983.970.780

Nông sản chủ lực Tây Nguyên: Vượt đỉnh!

Thứ Ba 28/12/2010 , 11:04 (GMT+7)

Vào thời điểm cuối năm, giá nhiều nông sản chủ lực của vùng đất Tây Nguyên đã vượt mức đỉnh điểm.

Kinh tế các tỉnh Tây Nguyên năm 2010 diễn biến phức tạp với sự “bấp bênh” của nhiều mặt hàng nông sản trong những tháng đầu năm. Tuy nhiên, kể từ nửa cuối quý 2 trở đi, giá nông sản đã dần ổn định ở mức cao. Đặc biệt vào thời điểm cuối năm, giá nhiều nông sản chủ lực của vùng đất Tây Nguyên đã vượt mức đỉnh điểm.

Tây Nguyên đang là vùng đất đứng đầu cả nước về 3 loại cây trồng dài ngày như hồ tiêu, cao su và cà phê. những tháng đầu năm 2010, các mặt hàng này đã rớt giá thảm bại, đặc biệt là đối với hai loại cây cà phê và hồ tiêu. Trong suốt vụ thu hoạch cà phê và hồ tiêu từ khoảng tháng 11/2009 – 5/2010, giá hai mặt hàng này chỉ dao động ở mức rất thấp: từ 22.000- 24.000 đồng/kg đối với cà phê và từ 35.000-40.000 đồng/kg đối với hồ tiêu.

Bên cạnh hồ tiêu, cà phê trượt giá, điều kiện thời tiết khắc nghiệt cuối năm 2009, nắng hạn kéo dài năm 2010, chi phí tăng cao, sâu bệnh hoành hành trên cây hồ tiêu ở khắp các địa bàn… khiến hàng ngàn nông dân trồng cà phê, hồ tiêu ở đây phải ngậm đắng, nuốt cay. Nhằm bình ổn thị trường, cứu nông dân cà phê thoát cơn suy thái, Chính phủ đưa ra chủ trương thu mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê. Với chủ trương này, giá cà phê đã thoát đà “tuột dốc” và nhích dần lên đến 31.000 đồng/kg vào đầu tháng 8 vừa qua.

 Đối với cây hồ tiêu, dù đã có hàng trăm ha bị chết rụi, song bù lại, giá mặt hàng này cũng tăng từ 35.000 đồng/kg đầu vụ thu hoạch lên trên 80.000 đồng/kg vào khoảng thời điểm tháng 8. Tuy nhiên, khi giá 2 mặt hàng này lên đến đỉnh điểm thì trong kho nhà nông cũng không còn nhiều. Nông dân vì cần chi phí tái đầu tư cũng như giải quyết nợ nần… nên đã chấp nhận bán sớm nông sản ở mức giá thấp.

Riêng giá cao su đã ổn định ở mức có lãi cao cho người trồng trong những tháng đầu năm 2010, từ 50 – 60 triệu đồng/tấn (tương đương 2.630- 3.157 USD/tấn). Với mức giá này, thu nhập bình quân của mỗi công nhân cao su đạt trên 4,5 triệu đồng/tháng. Hiện nay, khi cao su, cà phê đang vào chính vụ thu hoạch thì giá vẫn ổn định ở mức cao. Giá cà phê nhân xô tại địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đã lên đến 35.000 đồng/kg. Giá cao su trong những ngày vừa qua cũng đã tăng đột biến từ 86 triệu đồng/tấn lên đến 90 triệu đồng/tấn.

Với cây hồ tiêu tại vùng trọng điểm hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), giá hồ tiêu vẫn ổn định trên 80.000 đồng/kg trong suốt 4 tháng qua. Thời điểm này, cây hồ tiêu vùng Tây Nguyên đang sắp vào vụ thu hoạch thì giá hồ tiêu cũng đã “nhảy vọt” lên đến 90.000 đồng/kg, đạt mức đỉnh điểm trong vòng 4 năm qua. Nhiều nông dân cho biết, nếu giá các mặt hàng hồ tiêu, cao su và cà phê ổn định như hiện nay, thu nhập sau chi phí của nông dân sẽ khá cao.

Tây Nguyên cũng là một trong những địa bàn có diện tích cây nông sản ngắn ngày khá lớn như mía đường, mì và lúa nước. Niên vụ thu hoạch 2009- 2010, nhất là những tháng đầu năm 2010, giá các mặt hàng nông sản ngắn ngày xuống thấp, nhất là đối với cây lúa, khiến hàng ngàn nông dân trồng lúa dở khóc dở cười. Giá lúa thời điểm tháng 5/2010 dao động trong khoảng 3.000 – 3.800 đồng/kg.

Với sự tăng giá ổn đinh của các mặt hàng nông sản ngắn ngày cũng như sự đột biến tăng giá của các mặt hàng nông sản chủ lực cả nước như cà phê, cao su và hồ tiêu trong những tháng cuối năm 2010 đã cho thấy tín hiệu khá lạc quan cho nông dân khu vực Tây Nguyên khi bước sang năm mới 2011.
Sau vụ ĐX 2009-2010, nông dân vùng lúa Ayun Pa (Gia Lai) đã lâm vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” vì toàn bộ số lúa vừa thu hoạch xong vẫn không tìm được đầu ra. Và nếu có đầu ra thì cũng không thể bán lấy tiền ngay được vì bị tư thương o ép. Theo một số nông dân vùng chuyên canh lúa lớn nhất Tây Nguyên (vựa lúa Ayun Pa), với giá lúa khoảng 3.800đồng/kg, nông dân trồng lúa chỉ hòa vốn.

Riêng đối với cây mía và mì thì giá có phần ổn định hơn trong những tháng đầu năm. Giá mía dao động từ 800.000-850.0000 đồng/tấn mía cây, sau khi trừ chi phí, nông dân lãi trên 30 triệu đồng/ha. Giá mì cũng ổn định ở mức có lãi cho nông dân từ 3.000-3.500 đồng/kg mì khô. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết cuối năm 2009, nặng nhất là bão số 11 đã làm năng suất các loại cây trồng này giảm đáng kể.

Sự ổn định giá cả hai loại nông sản mía, mì cùng với sự hỗ trợ về giống, phân bón và kỹ thuật của các công ty mía đường đóng chân trên địa bàn trong niên vụ năm 2010 đã giúp nông dân yên tâm mở rộng diện tích nhất là đối với cây mía. Hiện giá mía trên địa bàn đã được các NM bao tiêu xấp xỉ 1 triệu đồng/tấn cùng với nhiều chính sách ưu đãi. Ở mức giá này, sau khi trừ chi phí, nông dân lãi hơn 40 triệu đồng/ha. Giá mì cũng đã tăng cao hơn so với vụ thu hoạch năm ngoái gần 1.000/kg. Giá lúa cũng đã tăng lên khá cao. Hiện giá lúa thương lái thu mua tại vùng trọng điểm chuyên canh lúa Ayun Pa đã lên đến đỉnh điểm so với nhiều năm qua với trên 5.000 đồng/kg.

Xem thêm
Yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan cho ớt xuất khẩu Đài Loan

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm ghi chú phương pháp thử, đơn vị thử nghiệm.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Agribank  trao 50 phần quà cho các gia đình khó khăn

50 hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang vừa được nhận quà từ Agribank.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.