| Hotline: 0983.970.780

Nông sản đội giá 3 lần từ ruộng ra chợ vì cơ sở hạ tầng kém

Thứ Sáu 24/05/2019 , 13:37 (GMT+7)

Trao đổi về một số điểm nghẽn trong phát triển nông nghiệp, PGS.TS kinh tế Trần Hoàng Ngân – thành viên tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, cho rằng: Muốn phát triển nông nghiệp thì trước tiên phải đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn.

 

13-15-14_img_0703
PGS. TS Trần Hoàng Ngân - Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh

Được biết PGS.TS Trần Hoàng Ngân đang thực hiện công trình nghiên cứu về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp. Vậy theo ông, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam đã hợp lý chưa?

Hiện nay quy hoạch tổng diện tích sử dụng đất nông nghiệp của nước ta là trên 9 triệu ha, trong đó đất lúa là 3,8 triệu ha. Đây là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi bởi lao động nông nghiệp mỗi năm giảm 900.000 người.

Phải chăng xu hướng chuyển dịch lao động ở khu vực nông nghiệp là do áp dụng máy móc, công nghệ nên mới giảm như vậy? Tôi nghĩ, đó chỉ là một phần nguyên nhân, cái chính ở đây là do người làm nông nghiệp không có lời, cho nên một phần đất nông nghiệp bị bỏ hoang, một phần chuyển sang mục đích khác (nhưng chủ yếu là chuyển đổi trái phép), trái với quy hoạch. Do vậy, đã đến lúc cần phải rà lại quy hoạch để điều chỉnh cho phù hợp.

Mặt khác, tôi cũng nhận thấy địa phương nào có tỷ trọng sản xuất nông nghiệp cao thì thường GDP bình quân đầu người thấp. Trong khi các tỉnh đó giữ đất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Đó là điều bất cập.

Vậy gốc của vấn đề nằm ở đâu?

Tôi hay nghe các chuyên gia nông nghiệp nói rằng, cơ hội đưa nông sản Việt Nam ra thế giới là rất lớn, nhất là các lĩnh vực thủy sản, lâm sản, rau, hoa quả, trái cây... Thế nhưng, chúng ta phải hô hào, vận động rất nhiều cuộc giải cứu nông sản.

Nguyên nhân là do chúng ta chưa củng cố nền móng của ngành nông nghiệp bền vững. Mà, nền móng của ngành nông nghiệp là cây, con giống; khoa học công nghệ; cơ giới hóa; chất lượng sản phẩm đầu ra và thực hành tiết kiệm.

Đặc biệt là giá thành sản phẩm còn rất cao, không thể cạnh tranh được. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến điều này, là kết cấu hạ tầng nông thôn còn yếu kém, không phù hợp với yêu cầu của sản xuất hàng hóa.

Một chuyến hàng nông sản từ ruộng phải vận chuyển rất nhiều đoạn đường, phương tiện khác nhau mới ra được đường lớn; ra được đường lớn rồi thì cũng thiếu cầu cảng để vận chuyển, bốc xếp. Ví dụ, ở Long An cũng có cầu cảng, nhưng vì nó không được tu bổ, sửa chữa, nâng cấp nên tàu lớn không vào được. Thế là lại phải vận chuyển về tận TP Hồ Chí Minh, sau đó đánh hàng ngược về Long An, chi phí trung gian là rất lớn.

Như vậy, thương lái thu mua của nông dân rất rẻ thì mới mong có lợi nhuận. Có sản phẩm ngoài thị trường bán 15.000 đồng, nhưng thương lái thu mua tại ruộng chỉ 5.000 đồng. Không phải là họ muốn ép giá, mà vì chi phí trung gian quá cao. Bởi vậy, nhà nước cần phân bổ nguồn ngân sách đầu tư công xứng tầm, để cải thiện kết cấu hạ tầng nông thôn.

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung trở nên căng thẳng, liệu rằng kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam có thể bứt phá?

Theo tôi, cơ hội thì khá rõ ràng, nhưng quan trọng nhất là người sản xuất phải đảm bảo chất lượng hàng hóa, truy xuất nguồn gốc hàng hóa rõ ràng. Bởi, khi phát hiện một ngành hàng nào đó được thông quan với số lượng tăng đột biến, các quốc gia nhập khẩu thường giám sát rất chặt chẽ chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc. Nếu hàng hóa của Việt Nam không đáp ứng điều đó thì rất khó có cửa để mở rộng thị trường.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Hạn hán ở Gia Lai gây thiệt hại gần 10 tỷ đồng

Bên cạnh 380ha cây trồng bị thiệt hại do hạn hán, tỉnh Gia Lai còn ghi nhận hàng trăm ha cây trồng khác đang thiếu nước và chưa thể thống kê đủ mức độ thiệt hại.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm