| Hotline: 0983.970.780

Nông sản Việt Nam chiếm thị phần nhỏ ở EU

Thứ Năm 08/10/2020 , 15:26 (GMT+7)

EU là thị trường quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam, nhưng nông sản Việt Nam mới chỉ chiếm thị phần nhỏ trong tổng giá trị nhập khẩu nông sản vào khối này.

Tại hội thảo “Phổ biến rào cản kỹ thuật để triển khai Hiệp định EVFTA đối với ngành hàng trồng trọt và chăn nuôi” diễn ra tại TPHCM ngày 8/10, đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, EU là thị trường nhập khẩu nông sản lớn (đạt 142,9 tỷ EUR vào năm 2019) và liên tục tăng trưởng với mức tăng bình quân 4,73% kể từ năm 2009 đến nay.

EU hiện đang là thị trường lớn thứ 3 của ngành nông nghiệp Việt Nam khi chiếm 11,75% thị phần trong tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2019. Trong đó, EU đứng đầu về thị phần cà phê, thứ hai về hạt điều và thứ tư về rau quả.

Tuy nhiên, thị phần của nông sản Việt Nam ở EU còn rất khiêm tốn, chỉ mới chiếm 2,5% (3,96 tỷ USD) trong tổng giá trị nông sản nhập khẩu vào EU năm 2019. Tính riêng một số mặt hàng chủ lực, cà phê Việt Nam chiếm 23% tổng giá trị cà phê nhập khẩu và EU, rau quả chiếm 0,08%, mật ong dưới 0,1%…

Chính vì vậy, Hiệp định EVFTA mở ra nhiều cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam nói chung, các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi nói riêng, thâm nhập sâu hơn vào thị trường EU. Tuy nhiên, các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi sẽ phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, nhất là thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ còn phức tạp, khiến cho phần lớn các doanh nghiệp hiện chưa đáp ứng được các điều kiện về nguyên tắc xuất xứ.

Nông sản Việt Nam xuất sang EU gặp nhiều khó khăn trong chứng nhận xuất xứ. Ảnh: Sơn Trang.

Nông sản Việt Nam xuất sang EU gặp nhiều khó khăn trong chứng nhận xuất xứ. Ảnh: Sơn Trang.

Bên cạnh đó, những quy định nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, quy tắc xuất xứ và các yêu cầu chứng nhận chất lượng tự nguyện, về trách nhiệm môi trường của rất nhiều tổ chức tại châu Âu cũng là những khó khăn lớn cho ngành nông sản Việt Nam.

Do đó, để tận dụng được cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang EU, ngành nông nghiệp cần phải nâng cao chất lượng và tăng cường chứng nhận chất lượng, sản xuất theo các tiêu chuẩn được châu Âu chấp nhận, xây dựng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của OIE đối với sản phẩm động vật và IPPC đối với sản phẩm thực vật.

Ngành nông nghiệp Việt Nam cần hướng tới sản phẩm có giá trị gia tăng thông qua sản xuất sản phẩm hữu cơ. Giảm chi phí sản xuất, tăng tính ổn định nguồn cung thông qua liên kết chặt chẽ giữa hợp tác xã, doanh nghiệp với bà con nông dân; hình thành quy trình khép kín từ tổ chức nguyên liệu cho đến khâu chế biến. Hướng tới thị hiếu tiêu dùng đặc thù và chú ý đến hoạt động xúc tiến thương mại (xây dựng thương hiệu và hình ảnh; chú ý bao bì, nhãn mác…). Tăng cường mối liên kết sản xuất, tiêu thụ thông qua liên doanh liên kết với các đối tác EU.

Ông Quách Thế Phong, đồng Chủ tịch Tiểu ban Thực phẩm, Nông nghiệp và Nuôi trồng thủy sản của EuroCham:

Việc thành lập một tổ công tác đặc biệt liên Bộ, ngành để hướng dẫn xuất nhập khẩu, hoặc điều phối xuất nhập khẩu cấp cao sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam giảm thiểu thời gian, chi phí và công sức trong xuất nhập khẩu. Điều này sẽ giúp nâng cao khối lượng thương mại nhờ vào thực hiện EVFTA.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.