| Hotline: 0983.970.780

Nông thôn mới nhìn dưới góc độ những người yếu thế

Thứ Năm 10/10/2019 , 08:27 (GMT+7)

Xã hội có tốt, tiến bộ hay không chỉ cần nhìn vào sự cải thiện trong chất lượng sống của những tầng lớp yếu thế nhất...

08-34-32_dsc_8449
Một người nông dân lùa đàn dê đi ăn ở ngoại thành Hà Nội.

Hà Nội sau khi sáp nhập với Hà Tây cũ trở thành một địa phương có tỷ lệ dân số nông thôn chiếm hơn ½. Khoảng cách giàu nghèo ở khu vực này cách biệt khá xa so với thành thị với tỷ lệ nghèo chiếm đến 11,25% tương ứng 172.850 hộ nghèo.

Trong khi đó có quá nhiều thứ ngăn cản sự cải thiện chất lượng đời sống của họ bởi cơ sở hạ tầng ở nông thôn yếu kém, trình độ lao động nông thôn thấp hơn, nguồn vốn nông thôn còn nhiều hạn chế... Bởi vậy 10 năm về trước Hà Nội đã xác định xây dựng nông thôn mới để thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, nâng cao chất lượng sống cho tầng lớp nông dân.

Giai đoạn 2010-2015 đã có 620.786 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo được vay vốn với tổng số trên 7.800 tỷ đồng; 58.927 lượt học sinh, sinh viên vay số tiền gần 670 tỷ đồng và nhiều chương trình cho vay đối với hộ khó khăn khác; 1.235.058 lượt người nghèo, cận nghèo, người dân các xã thuộc chương trình 135 được cấp thẻ, số tiền cấp thẻ từ ngân sách là hơn 749 tỷ đồng.

Ngoài ra, 42.172 lượt học sinh được miễn, giảm học phí, với tổng kinh phí miễn giảm 21,5 tỷ đồng; có 208.590 học sinh được hỗ trợ chi phí học tập, số tiền gần 190 tỷ đồng; 336.508 lượt hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện với số tiền trên 125 tỷ đồng.

Thành phố có trên 169.000 đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp hàng tháng tại xã phường, thị trấn với mức 350.000 đồng. 100% hộ nghèo được tặng quà vào dịp tết Nguyên đán. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 7,52% (116.057 hộ nghèo) đầu năm 2011 xuống còn 0,96% (17.260 hộ nghèo) cuối năm 2015 trong đó khu vực nông thôn giảm từ 11,25% (172.850 hộ nghèo) năm 2011 xuống còn 1,5% (15.969 hộ nghèo) cuối năm 2015.

Giai đoạn 2016 đến nay, Hà Nội tập trung hỗ trợ xây sửa nhà ở cho trên 8.000 người có công với cách mạng trong năm 2017 và 4.166 nhà ở cho hộ nghèo khu vực nông thôn trong năm 2018.

Kết quả tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 3,64% (đầu năm 2016) xuống còn 1,16% (cuối năm 2018), trong đó tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 5,43% (đầu năm 2016) xuống còn 1,81% (cuối năm 2018). Nhờ đó có 376/386 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí hộ nghèo, chỉ còn 10 xã chưa đạt.

Giảm nghèo bền vững chính là tặng người dân cần câu và dạy họ cách câu cá thay vì cho sẵn cá. Giai đoạn 2010-2015, thành phố đã tổ chức được 3.675 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn với 127.763 lượt người tham gia học nghề, tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề đạt 82,56%. Tổ chức 573 phiên giao dịch việc làm, tuyển dụng được 13.912 lao động đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%.

Giai đoạn 2016 đến nay giải quyết việc làm cho trên 492.000 lượt lao động; xét duyệt cho vay vốn từ nguồn ngân sách thành phố ủy thác với số tiền trên 2.442 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 103.866 lao động; đưa 8.800 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tổ chức 487 phiên giao dịch việc làm với 73.356 lao động được tuyển dụng.

Quyết định trợ cấp thất nghiệp cho 142.107 người với số tiền 2.314 tỷ đồng; quyết định hỗ trợ học nghề cho 6.335 người với số tiền trên 21,7 tỷ đồng. Khai trương và đưa vào hoạt động 8 điểm giao dịch việc làm vệ tinh; 5 sàn giao dịch việc làm vệ tinh. Tỷ lệ thất nghiệp chung của Hà Nội năm 2018 chỉ còn 1,91%.

Trên địa bàn Thủ đô hiện có 370 cơ sở dạy nghề. Từ năm 2016-2018 các cơ sở đã đào tạo nghề cho 542.338 lượt người trong đó đào tạo nghề cho 70.158 lao động nông thôn.

Với kết quả tuyển sinh của các cơ sở dạy nghề đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 34,8% năm 2010; 56,93% năm 2016 và cuối năm 2018 tỷ lệ lao động qua đào tạo là 61,38%. Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo nghề năm 2018 là 85%. Có 385 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí lao động có việc làm chỉ còn 1 xã của huyện Ba Vì là chưa đạt.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm