| Hotline: 0983.970.780

NPK + đất hiếm Doanh Nông phục hồi đất Tây Nguyên

Thứ Tư 22/06/2016 , 19:32 (GMT+7)

Cty CP Nông nghiệp Thành Đô phối hợp với các chuyên gia đến từ Viện Công nghệ xạ hiếm, Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam đã tổ chức hội thảo, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật “Phân bón NPK + Đất hiếm Doanh Nông phục hồi đất Tây Nguyên” với sự tham gia của gần 1.000 nông dân…

Theo TS Đỗ Trung Bình, Viện KHKT nông nghiệp miền Nam, diện tích đất vùng Tây Nguyên bị thoái hóa ở mức độ trung bình đến rất mạnh là hơn 3,1 triệu ha, chiếm 66,3% đất sản xuất. Nguyên nhân do xói mòn rửa trôi, diện tích rừng giảm mạnh, khoáng hóa nhanh, thâm canh không hợp lý, lạm dụng hóa chất trong nông nghiệp. Hậu quả là đất bị chua, thiếu dinh dưỡng dễ tiêu, suy thoái các đặc tính lý - hóa - sinh, hiệu quả sử dụng phân bón thấp, đất chai cứng, giữ nước kém, cây “chết khát” trước “chết đói” sau, năng suất thấp, chất lượng nông sản kém, sâu bệnh tàn phá…

Theo các tài liệu khoa học, đất hiếm là tên gọi thông thường của các oxit trong nhóm IIIB trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, cụ thể gồm 17 nguyên tố là scandi, ytri, lanta và dãy lantanoit..., trong đó những nguyên tố siêu vi lượng chính phối trộn với phân bón NPK là Y2O2/La2CO2/C2O2…

Một số kết quả khảo nghiệm tại Việt Nam cho thấy, phân bón hỗn hợp NPK có chứa đất hiếm giúp cây trồng phát triển mạnh bộ rễ, nâng cao hàm lượng diệp lục và quang hợp, cải thiện quá trình trao đổi chất, thu nạp dưỡng chất, thân lá phát triển nhanh, đẻ nhánh nhiều, hạn chế sâu bệnh nên tiết kiệm thuốc BVTV, qua đó giữ gìn môi trường.

Bên cạnh đó, nguyên tố vi lượng còn giúp tăng khả năng tơi xốp đất, tích tụ làm giàu khoáng chất, kích thích khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho cây, tăng PH, tăng năng suất cây trồng từ 15 - 30% tùy từng loại cây và vùng miền.

TS Nguyễn Bá Tiến, Viện Công nghệ xạ hiếm cho biết, quá trình sinh trưởng bản thân cây trồng đã hấp thu đất hiếm từ đất, nhưng có một thực trạng hiện nay là trong quá trình canh tác thâm canh, người nông dân bón chủ yếu là phân vô cơ đa lượng (NPK) và một số nguyên tố trung lượng khác, rất ít người biết đất hiếm là gì và càng không biết đến phân bón đất hiếm, khiến đất trồng ngày càng thiếu các nguyên tố vi lượng đất hiếm.

15-16-43_nh-2-bi-phn-bon
TS Đỗ Trung Bình trao đổi những vấn đề kỹ thuật chăm sóc cây trồng

 

"Sản xuất phân bón đất hiếm để trả lại đất các nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Phân bón NPK + đất hiếm thương hiệu Doanh Nông là một giải pháp hữu hiệu trong việc phục hồi hiện trạng đất Tây Nguyên đang bị thoái hóa", TS Nguyễn Bá Tiến nói.

Sản phẩm phân bón NPK + đất hiếm Doanh Nông được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hơi nước tiên tiến nhất hiện nay, công suất đạt trên 50.000 tấn/năm với hơn 20 sản phẩm dạng viên 1 màu phù hợp với mọi cây trồng và trên mọi thổ nhưỡng đất.

Phân bón NPK + đất hiếm mang lại lợi ích và làm giàu cho bà con nông dân bằng chất lượng sản phẩm ổn định đem lại hiệu quả năng suất cao, bảo vệ cây trồng, cải tạo đất, hạn chế sâu bệnh... Chi phí trên một đơn vị diện tích thấp hơn so với các sản phẩm phân bón thông thường cùng loại trên thị trường, mà vẫn đem lại hiệu quả như mong muốn.

Ngành phân bón những năm gần đây chứng kiến sự "lên ngôi" của các nguyên tố trung, vi lượng như canxi, manhe, silic, lưu huỳnh, phốt pho, kẽm, đồng, bo…

Nhưng phần lớn các doanh nghiệp phân bón hiện mới chỉ tự tin công bố các thành phần trung lượng nên việc Cty Thành Đô cho ra đời sản phẩm NPK + đất hiếm Doanh Nông với một loạt các chất vi lượng và siêu vi lượng được coi là bước đột phá mới trong công nghệ sản xuất phân bón hiện nay.

 

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.