| Hotline: 0983.970.780

'Nữ đại gia' Dương Thị Bạch Diệp gặp vấn đề sức khỏe, tạm dừng phiên tòa

Thứ Tư 17/03/2021 , 19:28 (GMT+7)

Trong khi chủ tọa đọc bút lục ghi lời khai của mình, bị cáo Dương Thị Bạch Diệp lớn tiếng phản đối, cho rằng những lời khai đó không phải của bị cáo.

Sáng 17/3, phiên tòa xét xử vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” đối với bị cáo Dương Thị Bạch Diệp (SN 1948); Nguyễn Thành Tài (SN 1952, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh) cùng 8 thuộc cấp tiếp tục với phần xét hỏi bổ sung.

Sau khi đại diện Viện KSND và 6 luật sư bào chữa cho bị cáo Dương Thị Bạch Diệp kết thúc phần xét hỏi bổ sung, lúc này, Chủ tọa phiên tòa Phạm Lương Toản công bố bút lục ghi lời khai của những người liên quan (có đơn xin vắng mặt) và lời khai của bị cáo Dương Thị Bạch Diệp. Bút lục ghi bà Diệp thừa nhận mang giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản 57 Cao Thắng đi thế chấp vay vốn tại Agribank, thì bà Diệp bất ngờ đứng lên, lớn tiếng phản đối, cho rằng những lời khai đó không phải của bị cáo.

Khi chủ tọa phiên tòa công bố bút lục ghi lời khi của mình, bà Diệp la hét, lớn tiếng phản đối, cho rằng đó không phải lời khai của mình. Ảnh: Nguyễn Tiến.

Khi chủ tọa phiên tòa công bố bút lục ghi lời khi của mình, bà Diệp la hét, lớn tiếng phản đối, cho rằng đó không phải lời khai của mình. Ảnh: Nguyễn Tiến.

Lý do bị cáo Diệp bức xúc, phản đối vì tại phiên tòa này, bị cáo và các luật sư bào chữa khẳng định có mâu thuẫn lớn về mốc thời gian của hợp đồng thế chấp tài sản giữa Công ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương với Ngân hàng Agribank. Theo đó, văn bản của Trung tâm thông tin Sở TN-MT TP gửi cho UBND Quận 3 về việc thế chấp tài sản từ năm 2000, cách đến 8 năm so với thời điểm ký hợp đồng tín dụng và bản gốc là năm 2012 chứ không phải năm 2008.

Trước thái độ của bị cáo Diệp, Chủ tọa phiên toà nhắc nhở bà Diệp cần bình tĩnh, và khẳng định chủ tọa phiên tòa chưa đánh giá hay kết luận gì về lời khai này. Tuy nhiên, bà Diệp tiếp tục la hét, phản đối và khóc lóc. Buộc chủ tọa phải yêu cầu cán bộ tư pháp đưa bị cáo Diệp xuống phía dưới và chấp hành sự điều khiển của chủ tọa.

Mặc nhắc nhở nhiều lần, bà Diệp vẫn tiếp lúc khóc lóc, la hét, nên chủ tọa yêu cầu lực lượng hỗ trợ đưa bà Diệp ra ngoài. Ảnh: Nguyễn Tiến.

Mặc nhắc nhở nhiều lần, bà Diệp vẫn tiếp lúc khóc lóc, la hét, nên chủ tọa yêu cầu lực lượng hỗ trợ đưa bà Diệp ra ngoài. Ảnh: Nguyễn Tiến.

Sau khi công bố xong bút lục (bị cáo Diệp tiếp tục khóc lớn ở bên ngoài), thẩm phán chủ tọa cho biết, mặc dù bút lục này được lấy khi bà Diệp không có luật sư, nhưng sau khi có luật sư, bà Diệp cũng không có thay đổi gì về nội dung lời khai này.

Đồng thời, chủ tọa đề nghị thư ký ghi vào biên bản phiên tòa là bị cáo Diệp không chấp hành sự điều khiển của HĐXX và có hành vi gây rối. Đồng thời, đề nghị các luật sư bào chữa cho bị cáo Diệp có những tham mưu để bị cáo bình tĩnh hơn nhằm tiếp tục tham gia phiên tòa.

Sau khi chủ tọa tuyên bố kết thúc phần xét hỏi, chuyển sang phần luận tội, ông đề nghị trong khi chờ VKS luận tội, luật sư bào chữa cho bị cáo làm công tác tư tưởng cho bị cáo Diệp.

Tại phòng lưu phạm, sau khi bà Diệp bất ngờ thôi ha hét và im bặt, HĐXX đã yêu cầu lực lượng y tế vào trong kiểm tra, chăm sóc sức khỏe cho bị cáo Diệp. Các bác sĩ cho HĐXX biết tình trạng sức khỏe bị cáo Diệp đã ổn định, tuy nhiên cần phải nghỉ ngơi do lớn tuổi và có nhiều bệnh nền.

Các luật sư bào chữa cho bị cáo Diệp cùng ký tên xin tạm dừng phiên tòa. Ảnh: Nguyễn Tiến.

Các luật sư bào chữa cho bị cáo Diệp cùng ký tên xin tạm dừng phiên tòa. Ảnh: Nguyễn Tiến.

Trước tình huống trên, HĐXX quyết định tạm nghỉ 15 phút để bị cáo Diệp bình tĩnh hơn. Lúc này, 6 luật sư bào chữa cho bị cáo Dương Thị Bạch Diệp đã cùng ký đơn đề nghị xin tạm dừng phiên tòa do bị cáo Diệp có vấn đề về sức khoẻ, bệnh tim có dấu hiệu chuyển biến nặng, nguy cơ đột quỵ.

Đơn của các luật sư xin tạm dừng phiên tòa nêu: “Qua diễn biến của phiên tòa, xuất phát từ bức xúc của bị cáo Diệp, các bác sỹ đã kiểm tra huyết áp và nhịp tim, các luật sư nhận thấy bà Diệp có dấu hiệu không đủ sức khỏe để tham dự phiên tòa, có nguy cơ đột quỵ.

Vừa qua Trại T.17 (Bộ Công an) đã đưa bà Diệp đi khám bệnh tại Bệnh viện Công an phát hiện bà Diệp mắc thêm bệnh tim và cho toa thuốc điều trị (tăng huyết áp, nhịp nhanh...).

Trước diễn biến mới tại phiên tòa, các luật sư trân trọng kính đề nghị HĐXX và đại diện Viện KSND cho dừng phiên tòa, có ý kiến để bộ phận y tế và Trại T.17 có biện pháp kiểm tra sức khỏe để bảo đảm quyền lợi của bà Diệp cho đến khi bà hồi phục”.

Sau khi hội ý, HĐXX quyết định cho tạm dừng phiên tòa đến thứ hai (22/3) tiếp tục mở lại.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm