| Hotline: 0983.970.780

Nữ giám đốc HTX 9X sản xuất cà gai leo, mở ra hướng mới trên vùng đất cằn

Thứ Tư 17/10/2018 , 07:05 (GMT+7)

Sau 6 tháng kể từ khi ra trường, đầu năm 2017, Ngân bàn với bố mẹ và được đồng ý cho trồng 5 sào cây dược liệu cà gai leo. Với giá trị đầu tư thấp (chỉ hơn 12 triệu đồng), sau 6 tháng, lứa cắt cây đầu tiên đã cho gia đình Ngân nguồn thu 100 triệu đồng.

10-24-33_1
Sự say mê với nghề đã giúp Ngân sớm thành công với mô hình trồng cà gai leo

Tận dụng tốt nền tảng chuyên môn được đào tạo từ khoa y học cổ truyền của Trường Trung cấp y Thái Nguyên, cô gái trẻ 23 tuổi Bùi Thị Ngân đã trở thành Giám đốc HTX Sản xuất và kinh doanh dược liệu Phú Lương (Thái Nguyên). HTX mở ra hướng đi mới hiệu quả không chỉ cho gia đình Ngân mà còn cho nhiều hộ nông dân...

Không giống với nhiều người, sau khi tốt nghiệp mà không tìm được công việc đúng chuyên môn thì vội vàng chuyển hướng, hay đi làm công nhân trong các khu công nghiệp, Bùi Thị Ngân (SN 1995, xóm Bún 1, xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương) vẫn đau đáu với mô hình sản xuất cây dược liệu. Ý tưởng đó đã giúp Ngân may mắn tìm được doanh nghiệp nhận bao tiêu sản phẩm.

Vậy là sau 6 tháng kể từ khi ra trường, đầu năm 2017, Ngân bàn với bố mẹ và được đồng ý cho trồng 5 sào cây dược liệu cà gai leo. Với giá trị đầu tư thấp (chỉ hơn 12 triệu đồng), sau 6 tháng, lứa cắt cây đầu tiên đã cho gia đình Ngân nguồn thu 100 triệu đồng.

Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Thăng Long (Hà Nội) là đơn vị thu mua toàn bộ sản phẩm cà gai leo của Ngân. Không những thế, đơn vị bao tiêu đã về tận vùng đất Phấn Mễ để kiểm tra khí hậu, thổ nhưỡng và đề nghị Ngân sản xuất, cung ứng với số lượng lớn. Ngân đã thành lập HTX Sản xuất và kinh doanh dược liệu Phú Lương do chính mình là Giám đốc.

Phần đất của gia đình không còn, để đảm bảo sản lượng hàng đã ký kết cung ứng, Ngân phải thuê thêm ruộng của người dân để trồng dược liệu. Ngoài ra, HTX cũng tổ chức liên kết sản xuất với các hộ dân trên địa bàn. Đến nay, HTX đã nâng tổng diện tích lên 5 ha cây dược liệu cà gai leo. Theo Ngân, quy mô diện tích của HTX sẽ đạt 10 ha vào năm 2019.

Theo hạch toán, 1 sào cà gai leo cần trồng 3.000 cây. Giá bán giống là 800đ/cây thì phải đầu tư 2,4 triệu đồng tiền giống. Sau đó, quá trình chăm sóc phải đầu tư thêm 6 tạ phân chuồng, tương đương với giá 500 ngàn đồng. Cùng với một ít vôi bột để chống bệnh nấm, tổng cộng chi phí vào khoảng 3 triệu đồng/sào. Một năm, cây cho thu hoạch 3 lứa, năng suất đạt 3 tạ khô/lứa. Với mức giá thu mua là 40.000đ/kg thì giá trị thu hoạch của một sào cà gai leo đạt đến 36 triệu đồng/sào. Trừ đi số tiền đầu tư mua giống và phân chuồng thì người trồng cà gai leo có số lãi lên đến trên 30 triệu đồng/sào.

10-24-33_2
Ảnh: Đ.V.T

Tuy nhiên, ông Trần Văn Hạnh (xóm Bún 1, xã Phấn Mễ) cho biết, việc hạch toán nói trên chỉ là cho năm đầu tiên. Các năm tiếp theo, người trồng cà gai leo không phải đầu tư tiền mua giống nữa. Trong khi đó, cây cho thu hoạch liên tục từ 4 - 5 năm mới phải thay giống. Theo đó, ông Hạnh chắc mẩm, gia đình ông đã trồng 10 sào cà gai leo cho HTX từ năm 2017 nên mỗi năm tiếp theo, ông sẽ bỏ túi 350 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Thân (xóm Giang 2, xã Phấn Mễ) cho biết, gia đình ông có 8 sào cà gai leo chủ yếu được trồng trên đất 1 lúa. Trước đây, mỗi năm, gia đình tận dụng cấy một vụ, cho năng suất 1,5 - 2 tạ thóc, trừ đi chi phí có khi chỉ là lấy công làm lãi, chỉ được vài trăm ngàn đồng/sào. Thậm chí, vì cấy trên đất cằn 1 vụ, thiếu nước nên nhiều khi còn chẳng được thu. Nay trồng cà gai leo cho HTX đã mở hướng làm giàu cho gia đình...

 

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.